Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
35 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

CHỮ "NGHĨA" TRONG HÁN TỰ THẦN TRUYỀN cách đây 3 năm #22809

  • Thanha
  • không trực tuyến


Chữ Hán là loại chữ tượng hình, một trong những yếu tố căn bản nhất trong nền văn hóa Truyền thống Trung Hoa vĩ đại. Nền văn hóa Truyền thống Trung Hoa được Thần truyền lại, ông không không thuộc riêng về một dân tộc nào, ông thuộc về tất cả các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam chúng ta.

Chữ Hán được cho là do Thương Hiệt sáng tạo ra, bẩm sinh ông có 4 mắt, ông có khả năng quan sát sự vật vô cùng rõ ràng. Ông thường cưỡi lừa bôn ba khắp cao nguyên hoàng thổ ở Thiểm Tây, vượt núi băng sông, đi khắp các châu các quận, tìm hiểu phong tục tập quán dân gian, thu thập phù hiệu ngôn ngữ lưu hành trong dân gian.

Chữ Hán là ngôn ngữ có nội hàm rất uyên thâm và sâu xa, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về chữ Nghĩa 義.

Chữ “Nghĩa 義” – thời cổ đại là chỉ nghi thức xuất chinh uy vũ của quân đội. Tự hình là dùng chữ “Ngã 我” nghĩa là tôi, cái tôi và chữ “Dương 羊” nghĩa là con dê hợp lại mà thành, có ý nghĩa như chữ “Thiện 善” nghĩa là tốt lành, lương thiện. Kết nối lại đã nói rõ vấn đề cho chúng ta rồi. Chữ “Nghĩa” là chỉ việc chinh phạt với mục đích thiện thì mới là nghĩa. Tiền đề là phải vì thiện thì mới được gọi là nghĩa.

Chúng ta xem cách dùng chữ “Nghĩa” của người xưa thì sẽ biết, hiện nay người ta coi “diễn nghĩa” thành một loại hình thức nghệ thuật, điều đó là sai hoàn toàn, bởi vì người xưa rất chú trọng cách dùng từ, không phải tất cả các truyện đều có thể gọi là “diễn nghĩa”. Ví như: “Phong Thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” [1] là những tác phẩm có thể gọi là “diễn nghĩa”.

Còn “Tây du ký” chỉ có thể gọi là “ký”, “Thuỷ Hử truyện” cũng chỉ có thể gọi là “truyện”. Nhìn thì là sự khác nhau về tên gọi nhưng nội hàm lại có sự khác biệt rất lớn, Bởi vì chỉ có chiến đấu vì những điều thiện mới gọi là nghĩa.

Truyện “Phong Thần diễn nghĩa” còn được gọi là “Phong Thần bảng”, cả quyển gồm 100 hồi, trên bề mặt là kể về việc phong Thần trên Thiên giới, cho nên mới gọi là “Phong Thần bảng”. Còn gọi là “Phong Thần diễn nghĩa” thì lại chú trọng về chữ “Nghĩa”, chỉ việc Khương Tử Nha phò tá nhà Chu (Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương) đánh dẹp Thương Trụ, ông là một vị quân sư chính nghĩa, phản ánh lòng dân, để người dân làm chủ đất nước.

Đây mới là mạch chính của câu chuyện, là nguyên nhân chính câu chuyện được gọi là “diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” xem qua thì tựa như đang kể về diễn biến của ba nước Nguỵ, Thục, Ngô trong tư thế chân vạc, nhưng mạch chính lại nằm bên phía bậc nhân nghĩa là Lưu Bị.

Tào Tháo và Tôn Quyền nhiều nhất là chiếm được mặt trí tuệ, đặc biệt là Tào Tháo nham hiểm xảo trá, trái ngược hẳn với sự khoan dung nhân từ của Lưu Bị. Bởi vì có cái “Nghĩa” của Lưu Bị nên mới gọi là “Tam quốc diễn nghĩa”.

Mạch chính của “Tuỳ Đường diễn nghĩa” là xoay quanh đội quân Ngoã Cương do Lý Thế Dân cần chính thương dân làm chủ đạo, nên mới gọi là “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” đại khái cũng vậy.

Còn nhân vật chính trong “Thuỷ hử truyện” là các vị hảo hán Lương Sơn, mặc dù phất cờ ‘thay trời hành đạo’ nhưng lại là một bang cường bạo, cũng không có nhân tố thiện trong đó, nên cũng chỉ có thể gọi là truyện, vì là truyện viết về cường đạo, nên không thể gọi là “nghĩa”.

Tác phẩm “Tây du ký” tuy rằng là chính, nhưng là một câu chuyện tu luyện, không có quan hệ với chiến tranh nên gọi là “ký”. “Hồng lâu mộng” thì cũng vậy.

Chỉ có chiến đấu vì chính nghĩa mới có thể gọi là “diễn nghĩa”, những loại khác thì không được gọi như vậy. Bởi vậy khi chúng ta xem những câu chuyện xưa, cần phải xem mạch chuyện chính của nó, xem phía mà Thần chủ đạo, xem phía thực sự thuộc về mặt thiện.

Hiện nay chữ giản thể của Trung Quốc viết là “义(nghĩa), trên hình dạng chữ có thể nhìn ra ý nghĩa: Hai con dao dắt vào hông, ý là cầm dao đứng ra liều mạng bảo vệ bạn bè, đây là bất thiện. Chữ giản thể đã đánh mất sự thiện lương và chính nghĩa, điều nó đề xướng là đấu tranh giữa người với người.

Người Việt hiện nay đang sử dụng chữ quốc ngữ, nhưng chữ quốc ngữ cũng không phải là chữ do người Việt sáng tạo ra, cũng không liên quan gì đến truyền thống, tuy nhiên từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng nên rất đỗi thân quen và ưa thích.

Chữ viết truyền thống của người Việt chính là chứ Hán, bởi vì ông đã đi cùng dân tộc cả ngàn năm, người Việt đã sử dụng chữ Hán như là ngôn ngữ chính thức cho đến kỳ thi Đình năm 1919 mới thôi.

Chữ Hán có nội hàm rộng lớn hơn, thâm sâu hơn, ngoài ra có thể giúp kết nối với cội nguồn, tổ tông và văn hóa truyền thống của dân tộc, do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu và học chữ Hán là điều chúng ta nên quan tâm.


TC 17.11.21
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org