Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
CÂU CHUYỆN TRÊN ĐỒI cách đây 12 năm, 4 tháng #2301
|
Chiều xuống, sương phủ cả một vùng đồi Ở lưng chừng con dốc, thẳng đứng hai cây thông già xanh thẫm, lá như ngàn cây kim sáng bóng đan xen vào nhau. Cây này cao hơn cây kia khoảng một sải tay khiến người ta liên tưởng đến đôi vợ chồng. Giữa đồi lộng gió, cả hai cùng đón những giọt nắng - giọt mưa, cùng chịu những tháng rét năm hạn. Xem chừng gần gũi lắm, thân thiết lắm - Dù vậy, có những điều mà ít ai có thể ngờ. Đứng bên nhau gần cả đời cây nhưng ruột ai nấy biết. Lá hai cây thông hòa lẫn vào nhau, cành nọ níu cành kia, thế mà lạ quá, cả hai điều rất mơ hồ về tâm tư của nhau. Mỗi buổi sáng sương tan, hoa dại nở quanh ngọn đồi. Thông thấp vốn là cây trầm tính, thường xuyên lặng lẽ quay về phía Đông, trầm ngâm ngắm dòng suối hiền hòa uốn quanh dưới chân đồi. Trông dáng dấp cứng cỏi mà thanh tao ấy, có một chút gì vô tình, chẵng màng đến sự hiện diện của ai đó bên cạnh mình. Trái lại,Thông cao luôn vươn mình ra thế giới chung quanh, cảm thấy trống trãi và vô vị nếu không được chuyện trò cùng ai đó! Mặc cho vô vàn những khác biệt bên trong, bên ngoài hai cây thông vẫn là một bức tranh tuyệt tác. Mấy ai có thể thờ ơ khi lặng ngắm đôi thông in hình trên nền trời trong xanh với những lá kim lấp lánh màu nắng sáng. Rồi đến buổi hoàng hôn nhiều gió, trên đồi thanh vắng hai cây thông đồng điệu chao nghiêng, vút tiếng vi vu. Có những ngày đông mưa phùn. Chim lười bay khỏi tổ, sóc ủ rủ trên cành. Đó là những ngày khó chịu cho Thông thấp, phần thì thời tiết ướt át, phần thì cứ phải nghe Thông cao nói mãi, nói không ngừng- khi trêu đùa con kiến, lúc thì mắng yêu con thỏ, thậm chí còn có lúc trò chuyện linh tinh với bụi gai. Đã nhiều lần trong đời, Thông thấp ngĩ: giá mà được đứng một mình yên tịnh sẽ dễ chịu biết bao! Rồi những đêm mất ngủ vì Thông cao cứ mãi cựa mình sột soạt cành lá. Hóa ra, vì tánh tào lao, Thông cao cho cả một bầy ong đeo bám, tiếng vo vo nhức óc đến nổi cả hai không tài nào chợp mắt. Bao nhiêu chuyện, khổ lây, khổ dài một đời cây, thật chẳng biết thở than cùng ai! Rồi một chiều cuối năm, giông tố bỗng nổi lên kinh khiếp. Lần đầu tiên trong cả đời cây, Thông thấp linh cảm một điều chẳng lành.Thật không sai, chỉ sau khoảnh khắc kinh hoàng của tiếng sét, Thông thấp thấy mình đứng trơ trọi giữa bầu trời vần vũ và bàng hoàng nhận ra ngọn Thông cao sát cạnh mình đã gãy lìa một nữa, đầu gục xuống thảm thương! Mùi khét cháy hòa lẫn mùi nhựa thông làm nhức nhối tận sâu thẵm. Lạ lùng, trong chính lúc này, Thông thấp mới nhận ra nỗi đau đớn của chính mình. Kể từ đó, Thông cao thoi thóp, sống mà như không sống, tiếng nói vang vang ngày trước nay im bặt, chỉ còn tiếng rên khe khẽ cất lên trong những đêm tĩnh mịch. Những lúc ấy, Thông thấp hé mắt nhìn sang, hồn đau như cắt! Ba mùa trăng trôi qua.... Một buỗi sáng trong veo màu nắng, con người đến với âm thanh chói tai điên cuồng- âm thanh của cưa máy. Chẵng mấy chốc thân Thông cao ngã xuống. Tiếng đánh " ầm!" xé tan bầu không gian yên tĩnh. Đó là lần cuối cùng, trong nước mắt thông thấp nhìn người ta lôi đi hình ảnh quen thuộc mỗi ngày trong cảm giác chới với rất lạ. Khi bốn bề yên vắng, lần đầu tiên trong đời cây, Thông thấp hiễu thế nào là lẽ loi. Nắng bỗng dưng nhạt nhòa. Gió thổi cũng nghe nhức nhối... Và tự thân hiễu ra, giờ đây mình chỉ còn một mình! Tối đó, trời rét lạnh, ánh trăng vàng nhạt soi rõ gốc Thông cao- nằm phẳng lì, sát đất. Có con sóc nhỏ mon men đến, đi vòng quanh, ngửi ngửi những bột vụn rơi ra từ gốc thông rồi ngồi ủ rũ nói một mình: - "Năm ấy, mùa đông khắc nghiệt, chẵnng tìm đâu ra thứ gì để ăn, cháu đến gốc cây này và Bác đã đón cháu, sẵn lòng chia sẻ với cháu từng hạt thông suốt những tháng rét...." -Nó nói trong tiếng sụt sùi.. Bỗng có tiếng thút thít của cây tầm gửi đang mằm sóng xoài cạnh đấy, nó vừa nói vừa rên: - " Phải, chẵng mấy ai như Bác ấy, thân khô mà lòng không khô. Tầm gửi tôi chỉ ăn nhờ sống bám, gây tổn hại cho thân Bác, thế mà chẵng những không hất hủi, Bác còn thân thiết, trò chuyện... Nay Bác không còn nên thân tôi mới nông nỗi này." Tầm gửi vừa dứt lời thì đàn ve bay tan tác ban sáng tự đâu kéo đến... Tiếng ve..ve.. nghe não lòng. Một trong đám ấy cất tiếng: - "Họ ve nhà tôi biết nhiều cây rậm lá, vừa mát, vừa êm , thế nhưng chúng tôi chỉ thích đậu trên thân Bác Thông - đơn giản vì Bác ấy có nụ cười và tấm lòng ấm áp." Bỗng có tiếng sột soạt rồi giọng ngậm ngùi của bụi dâm bụt: - "Sống gần Bác ấy đã lâu, tôi biết Bác ấy đơn sơ lắm! Ít nghĩ cho mình, thường nghĩ cho người. Bóng mát của Bác chẳng có là bao, thế mà lòng thì luôn luôn che cho ai ai cũng được mát!" Tự nãy giờ, Thông thấp lặng lẽ nhìn xuống, nó nghe thấm thía mỗi lời, qua làn nước mắt đong đầy. Nỗi xót xa và ân hận khiến cành lá nó trở nên nặng nề ủ rũ...Nó tự hỏi sao mình có thể ơ hờ bên cạnh Thông cao hiền hậu, tốt bụng suốt nhiều năm như thế! Sao mình khờ dại bỏ qua và xem thường những điều quý nhất mà Tạo Hóa đã ban. Cứ ngỡ ngày tháng bên nhau là bất tận, nhưng thật ra, nó ngắn ngũi và đầy bất ngờ.Cơ hội để bày tỏ những cử chỉ yêu thương, lời nói ấm áp, cái nhìn bao dung sẽ mãi không còn nữa... Trời tháng hai, Xuân còn vương trên bụi cây ngọn cỏ. Thế mà Thông thấp nghe lạnh buốt trong hồn. Giữa đồi chơi vơi, nó thấy tâm trí bổng dưng mờ mịt- không biết vì già cổi hay vì hối tiếc- Nó lẩm nhẩm một mình trong gió: sao ai đó đã đem Thông cao hồn hậu, mộc mạc bên cạnh nó đi đâu??- Gió hú chở tiếng lòng của Thông thấp vi vu vang tận phia bên kia đồi: -"... Tôi không biết những điều quý giá mình có cho đến khi đã thật sự mất nó!" Chiều xuống, sương phủ mờ cả một vùng đồi. Ở lưng chừng con dốc, thẳng đứng một cây Thông già xanh thẵm, lẽ loi... Minh Châu SG-8.7.12 |
|
└(≣) CÂU CHUYỆN TRÊN ĐỒI cách đây 12 năm, 4 tháng #2312
|
Câu chuyện trên đồi
Cám ơn Minh Châu - Bài văn hay quá,càng đọc càng thấy bồi hồi...nó ứng dụng vào đời sống hàng ngày của con người,qua những lời nói thầm thì,cái suy nghĩ của cây thông thấp đối với cây thông cao. Chị Thảo muốn được kiếp sau làm cây thông đứng giữa trời mà reo...j/k Thanh Thảo CA,08.07.12 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây