Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
37 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

RẠCH GIÁ NGỒI MỘT MÌNH cách đây 1 năm, 10 tháng #23121

  • Thanha
  • không trực tuyến
Ra Huế nghe nhạc cung đình và ca Huế xong mời Quí vị xuôi Nam một chuyến về thăm Rạch Giá xưa.
RẠCH GIÁ NGỒI MỘT MÌNH
phan ni tấn



Cho tới bây giờ, sau 53 năm tôi vẫn còn "nghe thấy" Rạch Giá cười cười dang tay đón mừng tôi ngay khi tôi đặt chân tới trước Cổng Tam Quan, một biểu tượng thần kỳ mà cũng là linh hồn của Rạch Giá.

Hồi đó, năm 1970, đường Sài Gòn - Rạch Giá lở lói, lởm chởm những ổ gà, ổ voi. Chuyến xe xuôi Nam như con ngựa sắt già nua, ốm đói, xục xịch, lắc lư đưa tôi cùng anh bạn đồng hành người Rạch Giá về miệt Phú Lâm, chạy qua Bình Chánh, qua cầu Bến Lức, qua phà Mỹ Thuận về Bắc Vàm Cống, qua ngã ba lộ tẻ theo con đường số 8 hướng về thị xã Rạch Giá. Hồi đi học mỗi lần nghỉ hè về Tiền Giang thăm quê nội lòng tôi như trẻ nhỏ lúc nào cũng nôn nao háo hức; lần này xuống tuốt miền Hậu Giang lòng càng náo nức nôn nao.

Tôi còn nhớ xe đò vừa qua cống Rạch Mẻo theo con dốc đổ dài vào thị trấn Rạch Giá, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là cách cấu trúc sống động của Cổng Tam Quan đứng sừng sững giữa trời và đất từ bao giờ. Biểu tượng muôn đời của người Rạch Giá lúc đó trông cũ kỷ nhưng không kém vẻ trang nghiêm.

Về sau này tìm hiểu thì được biết cổng Tam Quan do nhà thầu Mười Cối dựng năm 1955 qua họa đồ của thầy Lộc, một nhân viên công chánh địa phương. Về ý nghĩa Cổng Tam Quan thì bậc Thiền giả kiến giải như sau:

Tam Quan là 3 cửa. Một bên là Không quan. Một bên là Giả quan. Ở giữa là Trung quan. Người mới nhập đạo thích vào Không quan những mong sớm tiêu trừ nghiệp chướng nặng nề để thành Không. Học đạo rồi mới hiểu cái mình có là giả nên hướng qua Giả quan. Sau khi ngộ đạo là khai huệ, mở được con mắt bát nhã mới biết cái mình cảm thấy vừa không phải là Không mà cũng không phải là Giả. Nghĩa là bậc thiện tâm đã bước qua Trung quan. Lúc đó người lẫn tam quan đều tan biến.

Qua 3 cách nhìn của nhà Phật làm tôi nhớ mấy vần thơ nổi tiếng của thi hào Tô Đông Pha, một quan đại phu đời nhà Tống cảm tưởng (tôi không còn nhớ nguyên bài thơ chữ Hán Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều…, chỉ nhớ bản dịch):
Khói ngút sông Lô sóng Chiết giang/ Khi chưa đến đó luống mơ màng/ Đến rồi hóa vẫn không gì khác/ Khói ngút sông Lô sóng Chiết giang.

Cũng như Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín đời Tống có lời tự thuật như sau:
"Sãi tôi ba mươi năm trước, khi chưa học Thiền thấy núi là núi, thấy nước là nước. Nhân sau theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, thấy nước chẳng phải nước. Rồi nay thể nhập chốn tịch tĩnh, y nhiên, thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước"

Xe đò vừa tới bến trời cũng đã xế chiều. Bến xe đò nằm cạnh rạp hát Châu Văn ngó qua bên đường là chợ búa cuối năm khá nhộn nhịp. Ngồi ăn cơm chiều ở một quán cơm lộ thiên người qua kẻ lại, người mua kẻ bán vui vẻ tấp nập tôi lại nhớ tới nhà văn Sơn Nam nói về nguồn gốc Rạch Giá quê ông: “ Xứ quê của tôi là con rạch mà nơi cửa biển mọc nhiều cây giá nguyên sinh, cây giá giờ đã biến mất, nhưng đã để lại một địa danh, một thành phố hiện đại. ”

Cơm nước xong trời còn sớm bạn đưa tôi đi loanh quanh vô nhà lồng chợ rồi rảo bước ngược ra hướng Cầu Đúc (tức Cầu Kinh) về nhà bạn. Đứng trên cầu ngó xuống dòng nước lấp loáng những vệt nắng hoàng hôn tự nhiên lòng tôi cảm thấy buồn hiu. Rồi tôi ngước lên nhìn ngọn đèn đỏ phía mờ xa vươn lên cao vút, âm thầm soi mình trong chạng vạng tối.

Ngày hôm sau, bạn dắt tôi vô nhà lồng chợ lót bụng tô bún cá Kiên Giang nổi tiếng thơm ngon và cà phê sáng ở quán Văn xong chúng tôi rảo bước ra trước khu chợ nhà lồng chiêm ngưỡng bức tượng đồng Nguyễn Trung Trực (1838-1868). Đứng trước bức tượng đồng của người anh hùng dân tộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp tôi nghĩ đến nỗi buồn trời biển của Đốc Binh Tiền Đạo Nguyễn Trung Trực, một đấng trung can nghĩa đảm đã cùng các trang nghĩa sĩ vì nước đứng lên chống quân xâm lược. Tuy nhiên khi lâm cảnh mạt lộ, ông đã tự ý ra nôp mình cho giặc để đồng bào khỏi bị chết oan và để mẹ già khỏi bị hành hạ. Nỗi buồn bất đắc chí của Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực là cái tang lịch sử chung cho cả nước. Cái tang dân tộc đó khởi từ ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhằm ngày 12 tháng 9 năm Mậu Thìn tại chợ Rạch Giá kéo dài cho tới ngày nay và mãi mãi về sau.

Đặc biệt trong phong trào kháng Pháp của Nguyễn Trung Trực có phó tướng Lâm Quang Ky (1839-1868) với tinh thần xả thân vì đại nghĩa. Năm 1868, sau khi bị quân Pháp phản công trong trận đồn Kiên Giang, phó tướng Lâm Quang Ky đã quyết định hy sinh để cứu chủ tướng. Cuối cùng ông và các nghĩa quân bị bắt và bị xử chém tại chợ Rạch Giá.

Ngoài ra, Rạch Giá cũng là nơi ông Phó cơ Điều vì nước hy sinh. Năm 1686, nhằm ổn định tình hình xung đột giữa người Việt và người Khmer, triều đình nhà Nguyễn phái Nguyễn Hiền Điều (giữ chức Quản cơ nên gọi là Phó cơ Điều), từ Vĩnh Long về Tà Niên dẹp loạn. Ông đã hy sinh tại gốc cây trâm, bên bờ rạch Tà Niên.

Rạch Giá có từ lâu đời nên Rạch Giá có rất nhiều di tích lịch sử đáng kể.
Ngoài di tích lịch sử Đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại trung tâm thị xã Rạch Giá, còn có các đền thờ vị anh hùng này ở Phú Quốc, Gò Quao, Hòn Đất, Tân Điền, Vĩnh Hòa Hiệp (Tà Niên)… Cũng cần nói thêm Phó tướng Lâm Quang Ky và Phó cơ Nguyễn Hiền Điều (Phó cơ Điều) hiện được thờ chung trong Đình thờ Nguyễn Trung Trực.

Ngoài ra, các di tích lịch sử khác không kém phần quan trọng như Chùa Láng Cát (1455) và chùa Phật Lớn (1504) là hai ngôi chùa lâu đời của người Khmer. Chùa Quan Đế của người Hoa xây dựng năm 1752, thờ Quan Thánh Đế (Quan Vân Trường). Chùa Tam Bảo do Bà Hoặng (Dương Thị Oán) thành lập vào cuối thế kỷ 18, từng giúp Nguyễn Ánh thoát khỏi sự truy nã của quân Tây Sơn.
Về giáo dục học đường, thời đó Rạch Giá có nhiều trường tiểu học và trung học. Ngoài trường Hùng Vương, Vĩnh Lạc, Kiên Thành, Võ Văn…, có ba ngôi trường mang tên anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky và Phó Cơ Điều.

Sống đời có những nỗi buồn thâm hậu mà thời gian trăm năm cũng chẳng phôi pha, giống như những nỗi buồn dẫu phớt nhẹ cũng đủ làm đời lay động, nhưng mà cũng có những nỗi buồn chẳng ra gì, chẳng thấm thía chi như cái buồn tôi mang trong lòng khi tôi bỏ xứ mà đi.

Hôm nay là ngày đầu năm mới 2023 tôi xa Rạch Giá vừa tròn 53 năm. Rạch Giá ngày nay đã thẩm mỹ hóa như một thiếu phụ tân thời đến nỗi người Rạch Giá kỳ cựu đi xa về có người không còn nhận ra chốn xưa. Rạch Giá xưa vốn mộc mạc, hiền lành như một cô thôn nữ miệt thứ. Trong tâm khảm tôi, Rạch Giá xưa vẫn hiền hòa và vẫn còn Rạch Giá ngồi một mình.



MÈO...
Sáng nay vợ hắn bận đi làm cỏ vườn cho người ta, thị không đi chợ được. Thị gọi hắn tới nói
_ Ông cầm tiền chốc nữa đi chợ mua ít cá về kho mặn mà ăn. Nhà chỉ còn có bấy nhiêu thôi
Hắn chờ thị đi làm rồi cũng dắt chiếc xe đạp cọc cà cọc cạch đi chợ. Vừa tới cổng chợ hắn chợt nghe tiếng gọi
_ Ê... Hải khùng
Hắn ngoảnh đầu lại, hắn nhận ra thằng bạn ngày xưa cùng ở tại trung tâm "những người cười khóc cả ngày ",hắn cũng kêu lên
_ Tuấn ngố
Rồi hai đứa ôm lấy nhau. Hắn nói
Lâu rồi không gặp nhau...giờ anh em mình vào đây làm ly rượu nói chuyện cho vui. Nói xong hắn kéo thằng bạn vào cái quán ngay gần cổng chợ. Hắn gọi một cốc rượu và một chiếc bánh đa. Hắn nghĩ thôi thì bớt ít đồng, mua ít cá lại. Hai đứa vừa nhâm nhi vừa nói chuyện. Hắn chợt nghe tiếng cười ở bàn kế bên. À té ra mấy chú công chức địa phương, họ cũng đang ngồi ăn nhậu. Hắn nghĩ " mẹ kiếp nó ăn sang thế mà mình...mình tiếp bạn mà lại..." hắn tặc lưỡi rồi gọi
_ Ông chủ cho bọn tôi đĩa lòng đi
Nghe hắn gọi mấy ông bàn bên cười nói
_ chà anh Hải hôm nay chơi sang ghê
Hắn cũng cười nói lại
_ Hôm nay ăn bớt của vợ các ông ạ. Còn các ông chắc là ăn bớt của dân.
Bọn họ nghe hắn nói vậy không dám cười nữa. Hắn lại tiếp tục uống và nói chuyện cùng thằng bạn...
Xong khi hắn trả tiền chẳng còn xu nào nữa. Hắn thẩn thờ " chết bây giờ không còn tiền mua thức ăn làm sao đây "
Mấy vị ở bàn bên lại được thể cười
_ Ăn vụng hết tiền của bả rồi phải không, trưa nay chắc chết
Hắn đã rầu trong người nghe vậy liền nói
_bọn tôi ăn bớt của vợ con gọi là ăn phúng, còn các ông ăn bớt của dân gọi là gì...tham nhũng hay ăn cướp.
Nói xong hắn cùng thằng bạn chia tay nhau. Hắn về...hắn kiếm sẵn cây gậy rồi ngồi chờ... Trưa vừa thấy bóng thị về ngoài cổng...( tội nghiệp cho con mèo, nó có biết gì đâu, đang nằm cò queo bên xó bếp bổng nhiên bị một gậy). Hắn vụt con mèo một gậy hắn hét
_ đồ chết bằm, túi cá của tao, túi cá của tao
Thị thấy hắn đuổi con mèo vừa đánh vừa chửi, thị hỏi
_ Có việc gì vậy
_Túi cá để đây nó tha đi ăn hết rồi
Thị nghe vậy nói
_ Tại ông chứ đâu phải tại nó, chó treo mèo đậy mà lại, thôi trưa nay cơm rau vậy
Hắn nghe thị nói vậy, hắn thở phào nhẹ nhõm...hắn nghĩ " mình ăn vụng còn đổ lỗi cho mèo, quan lại tham nhũng thì sao nhỉ... "

Tú Da
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org