Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
28 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

XƯA VÀ NAY cách đây 6 tháng, 2 tuần #23469

  • Thanha
  • không trực tuyến



SÀI GÒN MỘT SÁNG BA MƯƠI…



Lận mãi cuối cùng Sài Gòn đã trở thành quê hương thứ hai của tôi. Không gì hãnh diện hơn khi được làm con dân của Sài Gòn. Tôi yêu thành phố này. Sài Gòn đã cho tôi quá nhiều thứ không biết khi nào tôi mới trả hết ân tình này.

Gần 50 năm…, với những biến đổi từng ngày, tôi luôn tự hỏi: Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, Bưu điện Sài Gòn, bến Bạch Đằng..., sẽ đổi thành cái gì đó lạ hoắc không? Có khi nào một sớm mai thức dậy tôi và nhiều người Sài Gòn ngơ ngác hay tin chỗ nọ chỗ kia sẽ phá đi xây lại đổi tên...
Trên thực tế những biểu tượng của Sài Gòn cũng dần bị người ta xoá đi như Thương xá Tax, Tượng Trần Nguyên Hãn, Bùng binh Cây Liễu, Tháp đồng hồ vòng xoay Nguyễn Huệ, Công viên Lam Sơn, vòng xoay Bến Thành..., nay không còn nữa.
Nhớ buổi sáng hôm nọ, lên Facebook, thấy dân tình sửng sốt chuyện cái Bến Bạch Đằng có từ trăm năm nay tự nhiên đổi thành "Ga tàu thuỷ".
Người ta ngỡ ngàng không hiểu vì lý do gì. Nhưng rất may ngay sau đó không lâu, cái tên "Bến Bạch Đằng" được trả về như cũ.

Sau bao năm sống ở Sài Gòn, tôi nhận ra rằng nền văn hóa của Sài Gòn không phải là không gian kiến trúc, cũng không phải văn hóa tượng đài. Văn hóa Sài Gòn chính là tư duy rộng mở hội nhập và dung nạp tất cả.

Ở đâu mở cửa ở đó sẽ phát triển. Sài Gòn đang phát triển lớn mạnh và trở thành bầu sữa ngọt để nuôi nấng cả nước. Vì mở cửa đón nhận nên nền văn hóa Sài Gòn cứ mãi đầy lên đa dạng phong phú nhưng văn hoá gốc của Sài Gòn vẫn tồn tại mãi không bao giờ mất đi.
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, kỷ niệm chỉ là những điều giản dị chứa đầy ngăn ký ức của một thằng tỉnh lẻ đến Sài Gòn làm nghề viết lách kiếm cơm.
Đó là những tối tôi lên dọc kênh Thị Nghè nghe hát bolero đệm guitar, rồi đi đường khát nước ghé vào uống ly trà đá mát lạnh, tối về nhà trọ nghe lốc cốc tiếng hủ tiếu gõ từ xa tới gần trong con hẻm dài...

Không biết từ bao giờ tôi "bị Sài Gòn hóa" rồi yêu luôn cả cái ồn ào sống động của vùng đất và con người ở đây. Nhớ cái cảm giác mỗi lần rời thành phố đi đâu đó cứ về đến cầu Sài Gòn là coi như về đến nhà, dù nhà tôi ở tận bên quận 7.

Sài Gòn bao dung và nhân hậu dang rộng vòng tay che chở cho bao nhiêu cuộc đời đến trú ngụ nơi đây. Dẫu ồn ào, bụi bặm nhưng Sài Gòn nồng đượm chan chứa tình người. Có người đến Sài Gòn rồi lại ra đi, ồn ào lúc đến và lặng lẽ lúc rời xa---Nhưng tất cả đều không ai hờn trách Sài Gòn...

Theo năm tháng Sài Gòn có những cái mất đi, nhưng nó lại được lấp đầy lại bởi tình người và ký ức về Sài Gòn luôn vĩnh viễn trong trái tim của ai từng sống nơi đây.


TIỂU VŨ

└(≣) XƯA VÀ NAY cách đây 4 tháng, 2 tuần #23513

  • Thanha
  • không trực tuyến
NHỮNG CHIẾC XE XÍCH LÔ ĐẠP NGÀY ẤY...!

Xích lô đạp ngày xưa vào Sài Gòn-Chợ Lớn và mọi miền cũng lâu lắm...
Ta dễ dàng thấy nõ chở đủ mọi tầng lớp con người trong xã hội, từ người giàu sang, thơ ký văn phòng đến người cần lao bình dân.

Nghề đạp xích lô lúc ấy dễ sống, thậm chí có những gia đình có mấy thế hệ làm nghề đạp xích lô. Hình ảnh chiếc xe thong thả đi qua những con phố dường như đã trở thành một biểu tượng đẹp, một nếp sinh hoạt khó có thể hòa lẫn trong đời sống của người Sài Gòn xưa...!

Tính cách của người đạp xích lô rất lạ và phóng khoáng và trượng nghĩa...!
Khi cần, chở người đến chỗ cần đến trong hoàn cảnh khốn khó, họ chẳng chờ lấy tiền, lẵng lặng quay đầu xe bỏ đi, không cần một tiếng cảm ơn...!
Khi đang rong ruổi trên đường dù có chở khách, hàng hoá hay không, thấy cảnh bạn đồng nghiệp đang bị khó khăn, va chạm... thì lập tức thò tay sau lưng, kéo vội sợi dây thắng, nhảy xuống sẵn sàng ra tay tương trợ, dù không biết người bạn đồng nghề nầy là ai...? Ở nơi nào...?
Khi họ đang chạy trên đường, chở khách nặng, tới ngả Ba, ngả Tư đông người, đông xe, lúc ấy chỉ cần giơ thẳng tay, miệng là inh ỏi: “Dô....Dô..!", thì dường như các xe trước mặt, sau lưng, bên trái, phải đều nhường đường “ưu tiên”, dường như họ dành một sự thông cảm người lao động nặng nhọc, trân trọng tình cảm đáng quí giữa Người với Người...!

Cũng có khi, họ ngậm tu huýt thổi: "Rét...rét" giống như “Phú lít” đang làm việc, để mọi người nghe, thông cảm tránh đường dùm.....!

Những hình ảnh bác tài dừng xe, nơi cạnh gốc cây có bóng mát, ăn cơm với miếng khô, trái ớt trong cái lon guigoz. Xong..., uống ừng ực những ngụm nước lã trong cái bình tong cũ là chuyện đời thường...! Hình ảnh của chủ xe và khách khoác chiếc áo mưa cũ, trước xe che tấm bạt rách đôi chỗ, lướt đi vội vàng trong cái gió thốc lạnh từng cơn, mưa tạt từng hồi...!

Hình ảnh, anh tài xe nằm co ro nhưng gọn gàng trong lòng xe ngủ ngon lành, sau một buổi cày xe mệt nhọc, vất vả....
Rồi bắt gặp bác tài già, da sạm đen vì nắng, vì gió, vì mưu sinh, tự tin, giao tiếp lưu loát với khách nước ngoài, trên tay vẫn cầm tờ báo New Time, Saigon Post hay Équipe..!
Hình ảnh khi chiều về, trong xóm lao động nghèo, có người vợ trẻ ẳm con đứng chờ... Anh chồng từ từ dừng xe..., tay vét túi lấy tiền đưa vợ, tay kia đen sạm vì nắng gió..., nựng con trẻ, miệng cười thật vui....!

Tôi đã từng bắt gặp những chiếc xe xích lô đạp miệt mài, lăn vòng bánh xe trên khắp mỗi miền đất nước... Tất cả đều giống nhau những điểm chung: Người đạp xe gò lưng nhấn những vòng xe mệt nhọc trên đường lúc ngược gió, những giọt mồ hôi lăn dài trên má, những cái nón rộng vành giữa trưa nắng gắt, chở những người khách ngồi trên xe, miệng cười, tay đang chỉ trỏ cái gì đó...!
Chiếc xích lô đạp thân quen trong cuộc sống hàng ngày cũng đã được thi vị hoá trong thơ ca...!

Thương ôi...! Chiếc xe xích lô đạp như con tuấn mã cùng người kỵ sĩ rong ruổi khi bình minh chưa ló dạng để mưu sinh cho cả gia đình...! Nuôi những đứa trẻ ăn no, mau lớn để thành nhân thành tài...! Để rồi, khi hoàng hôn khuất dạng, những tiếng nói, tiếng cười rộn rã vui tươi, hạnh phúc bên những những thân yêu..! Vòng xe-Vòng đời cứ trôi đi...!

Mỗi ngày như mọi ngày giống như bánh xe của chiếc đồng hồ thả thời gian trôi đi...!
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.09 giây
   
© maitruongxuath.org