Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
37 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Nhật Chiêu - Người Săn Bắt Mộng cách đây 12 năm #4437

Nhật Chiêu - Người Săn Bắt Mộng

Thứ Hai, 19 Tháng mười một 2012, 21:11 GMT+7
Trò chuyện cùng Nhà giáo- Nhà văn- Nhà nghiên cứu văn hóa Phương Đông- Nhật Chiêu

Trong cuộc sống của tôi có hai công việc chủ yếu: dạy học và viết văn. Nếu tôi thấy trong số học trò của tôi có ai đó đạt thành tựu cao, thậm chí vượt qua tôi rất nhiều thì đó là niềm vui rất lớn trước khi tôi ra đi.

1.Xin chào ông, ông có thể cho biết về hưu ông làm gì? Tình yêu văn chương của ông vẫn cháy như xưa hay cũng tắt khi công việc giảng dạy dừng lại?

Do tôi sống trong văn chương gần như một cuộc sống bản nguyên, từ nhỏ tôi đã sống trong văn chương và bây giờ nó vẫn cứ thế, không một thay đổi nào khác dù đã là người về hưu. Thỉnh thoảng tôi vẫn dạy một vài lớp. Đó cũng là một cách tôi nuôi dưỡng tình yêu ấy, để giữ lại cuộc trò chuyện văn chương bất tận với bạn trẻ. Thường là những người trẻ vẫn còn cái tâm trong sáng đối với cái đẹp. Bây giờ tôi đang viết một cái gì đó dài hơi hơn những gì mà tôi đã sáng tác trong thời gian qua.

2. Trong cuộc đời chắc chắn ai cũng có biến cố, ông có thể chia sẻ vài biến cố đã hằn lên tâm khảm ông và ông đã xử lý như thế nào để tình yêu văn chương và tình yêu của ông trong cuộc sống không bao giờ tắt?

Biến cố đầu tiên trong đời tôi là mất cha- tôi mất cha từ lúc tôi chưa biết cách nhìn vào mặt ông ấy, chưa thể thốt ra một câu nào trọn vẹn. Với tôi điều đó dường như là thiếu một sự nương tựa cơ bản nhất. Chính vì lẽ đó, không biết từ lúc nào tôi đã dựa vào văn chương. Ngay từ khi biết đọc, không có một ngày nào là tôi rời bỏ những trang sách linh thiêng, thần thánh, rời bỏ một thế giới có tất cả mọi thứ. Tại sao vậy? Bởi vì chính biến cố mất cha trong đời thực đã khiến tôi không có cả những điều bình thường mà mọi đứa trẻ đều có.
Chẳng những đọc những tác phẩm hư cấu mà ngay từ nhỏ tôi đã hư cấu vô số truyện kể để kể cho các bạn đồng lứa trong xóm, trong trường, đặc biệt là trong môi trường mà chính cha tôi như một nhà kiến trúc đã xây dựng nên

3. Mọi người đều cho rằng ông là con mọt sách, có phải ông sợ đối đầu thực tế cuộc sống nên ông dựa vào sách hay đó chỉ là một liệu pháp để cân bằng đầu óc trước những biến cố đời sống?


Vấn đề không phải là sự thoát ly đối với thực tại mà chỉ là ly -kiến. Có nghĩa là tôi luôn đứng nhìn cuộc đời với một khoảng cách nhất định, tựa như một người du khách. Chỉ có cách đó tôi mới nhìn thấy cuộc sống với một tình cảm trân quý nhưng không để cho cái vẻ phù hoa của nó, lừa dối mình. Là một người du khách tôi có quyền nhìn những gì tôi thích và đòi hỏi cảnh quan mà tôi chiêm ngắm phải được tôn tạo, phải biến hóa nhiều hơn nữa. Nếu không thì tôi sẽ đi nơi khác hoặc tôi sẽ hư cấu những điều mà cuộc sống vẫn chưa đạt tới như vậy cuộc sống sẽ trở nên giàu có hơn khi ta nhìn nó bằng tâm hồn lãng du chứ không phải bằng tâm hồn thực dụng.
Thực ra những gì mà tôi hư cấu thì từ từ tự nó đến với tôi một cách diệu kỳ.

VD: Ngày xưa, tôi là người kể chuyện cho các bạn trẻ đồng lứa. Bây giờ tôi vẫn là người kể chuyện cho học trò, cho bạn đọc. Và người ta thường thấy tôi, ngồi giữa một nhóm học trò mà trong đó có những người cũng đã bắt đầu bạc đầu.
Tôi hư cấu ra người kể chuyện như nàng Scheherazade trong Một ngàn lẻ một đêm đã hóa thân thành người kể chuyện để cứu mình và những phụ nữ khác.
Tôi cũng đã tự cứu mình và cứu vớt cái gọi là “nỗi buồn’ bằng phương cách thần diệu đó.

4. Đa số mọi người nhìn thấy ông là một người có vẻ âm tính nhiều hơn dương tính nhưng riêng tôi, tôi thấy đằng sau cái vỏ có vẻ yếu đuối của ông là một sức mạnh tinh thần rất lớn. Ông làm gì để đạt được điều đó, nó có ích gì cho ông, cho tha nhân không?

Anh cũng khá tinh tường đấy, thông thường người ta yếu đuối trong sự sợ hãi cái gọi là thời gian, tức là sợ hãi cái vô thường. Với tôi, thời gian thật sự là một sức mạnh, một loại năng lượng không có gì mà nhiều như nó và cũng ít như nó.
Vậy thì ta muốn nó nhiều hay ít. Chỉ với một tâm thức tự do thì ta mới thấy: giữa nó và ta không có khoảng cách nào. Để nhại một ý tưởng của thiền sư Đạo Nguyên- Nhật Bản, thế kỷ 13 thì ta chính là thời gian. Do đó ta vui với từng khoảnh khắc, mãnh liệt với từng khoảnh khắc. Và điều đó đưa ta đến một cuộc chơi đùa bất tận, hay chính xác hơn đó là một cuộc tiêu dao.

5. Thưa ông, như vậy thế nào là yếu, thế nào là mạnh?

Không nên dùng từ mạnh và yếu và cũng không nên phân biệt, dính mắc vào ý tưởng yếu và mạnh. Đơn giản là ta có là ta hay không?Nghĩa là đừng xem ta như một kẻ làm việc để kiếm lợi mà chỉ là một người đang HÂN THƯỞNG cuộc sống.

6. Vậy theo ông cuộc sống là khổ đau hay hạnh phúc?

Theo tôi, cuộc sống là tất cả. Tất cả những gì ta nghĩ và những gì người khác nghĩ. Cuộc sống nó lớn đến nỗi không có gì mà nó không bao dung. Vấn đế là ta tạo tác cái gì cho nó chứ không phải là cái gì má nó mang lại cho ta ( đừng chờ nó đem lại gì cho ta, mà hãy tự hỏi ta tạo tác cái gì cho nó). Bởi vì khi ta tạo tác cái gì thì lập tức cuộc sống như một cái gương kỳ diệu nó sẽ trả lại cho ta cái bóng mà ta đã tạo tác. Hơn nữa đó lại là một cái bóng đã biến hóa, nghĩa là đẹp hơn, phong phú hơn.

7. Thưa ông, nếu ta bỏ hết những khái niệm, định nghĩa về khổ đau hay hạnh phúc trong cái đầu mình ra thì mình còn lại gì?

Tâm hồn tạo ra cả thiên đàng và địa ngục. Vì vậy ta có thể lấy cái tâm của mình để sáng tạo những gì mà ta cho là tốt đẹp nhất. Và nếu ai cũng có cái tự do của một tâm hồn như thế thì mọi sự hư dối sẽ tan đi.

8. Ông vừa nhắc đến hành động tạo tác từ tâm thái tự do, vậy xin hỏi ông cái gì là đặc trưng cho sức sống Việt Nam cho tâm hồn Việt Nam? Và sức sống ấy đã tạo tác ra cái gì ?

Theo tôi sức sống sức sống người VN nằm ở chỗ họ không tin vào những gì siêu hình, tâm hồn VN bám chặt vào phù sa của thực tại. Đó là ưu điểm và đồng thời cũng là nhược điểm. Ta không thích cái gì trừu tượng và gần như trong những lĩnh vực trừu tượng VN không có một thành tựu đáng kể nào, chẳng hạn như triết học, các giải Nobel khoa học, văn học…
Trái lại, những gì gắn bó với thực tại trước mắt thì người VN nổi bật như: bảo vệ quê hương, giữ gìn tiếng nói, sáng tạo thức ăn ngon và những chiếc áo đẹp…vv. Như vậy cuộc sống của người VN chỉ thật sự có sức mạnh khi tiếp xúc với đất, với thế giới quen thuộc. Nhưng cũng chính vì điều đó khiến cho ta thường ngại ngùng trước những gì mới lạ, trước những gì trừu tượng, siêu hình. Với tất cả sức mạnh vừa kể, ta còn thiếu cái gì đó bay bổng. Các tác phẩm văn học VN từ xưa đến nay nếu xem kỹ ta sẽ thấy trí tưởng tượng của ta quá ít. Trí tưởng tượng ấy ít khi đạt tới cái gì bao la và nhiều màu sắc kiểu như trí tưởng tượng của Ấn Độ, Hy Lạp, A-rập….
Dường như ta chỉ bằng lòng những gì trong tầm tay. Đáng lẽ ra thì tầm tay cần vươn ra vô tận hoặc ít ra cũng dám liều một vài lần như thế. Có những lúc cần liều thì phải liều thôi. Nhưng hình như ta luôn luôn giữ cái hạn độ ông bà ta đã đặt ra dù ta cũng không hiểu vì sao phải giữ cái hạn độ ấy, và cái hạn độ ấy là cái gì ta cũng không hiểu rõ.
Chẳng hạn người Nhật bảo vệ truyền thống rất mãnh liệt nhưng khi cần thì họ chủ trương thoát Á và Duy Tân tới cùng. Và ta thấy họ đã thực hiện những bước nhảy đầy thành tựu và rất là ngoạn mục. Ở ta không có gì giống như thế. Người VN có vẻ khoái cái gì là dần dà, để lâu, chậm rãi. Điều mà ta thường thấy trong sinh hoạt thường ngày của người Việt như là ngồi quán, thái độ lao động, những cách câu giờ vô tội vạ…

9. Như vậy, theo ông người Việt chưa trở thành kẻ khổng lồ trong thế giới phẳng vì chúng ta đang thiếu những giấc mơ đẹp, vậy xin hỏi ông tuổi trẻ VN cần làm gì để biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực sau khi vẽ ra sau khi kể ra những giấc mơ của mình như ông đã và đang làm?

Tôi đồng ý, tuổi trẻ luôn cần có những giấc mơ đẹp, cần có những bước phiêu lưu lớn, cần một nhiệt tâm vô bờ và cần biết biến hóa không sợ hãi. Tuổi trẻ luôn tràn đầy năng lượng và thế giới tâm hồn chưa bị nhiễm ô nhiều nên tuổi trẻ đừng phí hoài vào những thứ vô bổ, mất thời gian, mất sức. Tuổi trẻ hãy nhìn thẳng vào thực tế dân tộc, xem dân tộc còn thiếu còn yếu cái gì mà xây dựng những ước mơ táo bạo dựa trên thực tế đó. Sau đó tuổi trẻ phải kiên quyết biến ước mơ thành sự thật dù khó khăn, gian khổ hiểm nguy đến đâu. Làm được như vậy là chúng ta đã vừa phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mình mà tôi đã đế cập ở trên.

10. Trên “Nghệ thuật mới” phụ trương của báo Người Hà Nội, ông có nhắc đến khái niệm “nhà văn là người săn bắt mộng”, vậy xin ông có thể cụ thể hóa hơn vấn đề này không?


Như chúng ta thấy, con người và con vật hay mọi loài khác để sinh tồn đều phải đi săn bắt mồi. Săn bắt mồi là một nhu cầu thực tiễn để tồn tại và tiến hóa. Nhưng con người ngoài săn bắt mồi để tồn sinh thì con người còn săn bắt cái gì lớn lao hơn miếng thịt, hay con mồi. Con thú không có khát khao đi ra khỏi lãnh địa, khát khao thay đổi số phận của mình, thay đổi miếng mồi. Nhưng ngược lại, con người có khát khao săn bắt cái gì vượt lên trên thực tại đang có. Đó là săn bắt những giấc mộng của mình.

Ví dụ như gần đây có hàng loạt nông dân VN phát minh ra các máy móc để cải tiến cho đời sống mình tốt hơn, cho công việc hàng ngày mình tốt hơn. Hay lịch sử phát minh của nhân loại đều đi theo tiến trình này: Từ quan sát thực tế trong quá trình “săn mồi” để tồn sinh, con người gặp khó khăn, bế tắc hay muốn làm nhanh hơn, đi nhanh hơn so với bây giờ thì trong đầu họ mới xây dựng một giấc mộng, một giấc mơ, rồi giấc mơ ấy lại thành hiện thực. Nhưng xong một chu trình con người cứ lớn dần lên, vĩ đại lên. Như Steve Jobs đã từ thực tế những chiếc điện thoại di động cũ kỹ, xây dựng một ước mơ tạo ra những chiếc điện thoại đa chức năng như chiếc iphone. Và cuối cùng chúng thành hiện thực, những chiếc iphone ra đời phục vụ lại đời sống thực tiễn con người. Vậy từ mộng-rồi thực-rồi lại mộng…mà nhân loại đã đi đến văn minh.
Đấy chính là bản chất đích thực của con người tiến bộ, không chỉ riêng nhà văn. Nếu không biết săn bắt mộng con người không lớn mạnh và không tiến hóa lên những nấc thang cao hơn.

11. Câu hỏi cuối cùng, ai rồi cũng phải ra đi khỏi thế giới này, vậy xin hỏi ông, ông sẽ để lại tài sản gì cho thế hệ sau khi ra đi?


Trong cuộc sống của tôi có hai công việc chủ yếu: dạy học và viết văn. Nếu tôi thấy trong số học trò của tôi có ai đó đạt thành tựu cao, thậm chí vượt qua tôi rất nhiều thì đó là niềm vui rất lớn trước khi tôi ra đi.
Còn trong sáng tác văn chương, tôi hy vọng rằng một vài tác phẩm của mình sẽ truyền được giấc mơ và tình yêu trong cõi thế, đó là nơi độc giả cảm thấy tôi là một người bạn mà họ có thể trò chuyện qua thời gian.

XIN CẢM ƠN ÔNG ĐÃ DÀNH CHO CHÚNG TÔI BUỔI TRÒ CHUYỆN HẾT SỨC THÚ VỊ NÀY. CHÚC ÔNG CÓ NHIỀU TÁC PHẨM HAY CHO ĐỘC GIẢ VÀ MÃN NGUYỆN.

Nhân Tiến

└(≣) Nhật Chiêu - Người Săn Bắt Mộng cách đây 12 năm #4442

Buổi Họp Mặt Các Bạn Cùng Thầy Phan Nhật Chiêu

Tối nay thứ Hai, ngày 19.11.12 đúng 10h50 PM ngồi vào bàn mở trang Web
MTX.de cái đưa vào mắt tôi trước tiên là bài viết của Cô Hà...đã thôi thúc tôi
một sự tò mò vô bờ,Cô nói rằng : Khi Cô viết những lời này là lần đầu
tiên không có Thầy bên cạnh...đọc đến đâu,nước mắt tôi lăn dài tới đó...bởi
vì buổi tối hôm nay chúng tôi một số bạn đã được hân hạnh ngồi tiếp chuyện
với thầy Phan Nhật Chiêu...nghĩ tới Thầy của mình đang một mình còm cõi
với Cô trong bệnh viện...sao lại là ngày nảy hả Thầy ? Thầy cô trên khắp nẻo
đường đất nước VN này họ đang nao nức đón chào những cựu học sinh ...
còn Thầy của chúng em đang vật vã với những cơn đau...Sau buổi tối họp
mặt tôi thật sự thấy vui lắm với chuyến về VN lần này...được bạn của tôi chở
gần như đi dạo phố đêm ở Sài Gòn,nhìn sang xe bên kia tôi hỏi Ngọc Quang
: < Dzui chứ hả NQ ? Cảm giác này không có ở xứ Mỹ > Ngọc Quang < Đúng
rồi đó Thảo ! >
Nhưng khuya nay ...sau cuộc vui đó là cái buồn khi hay tin Thầy bệnh cái vui
của tôi đã dập tắt...vì lòng tôi đã trĩu nặng vì Thầy.

Hôm nay là đúng ngảy 20-11-12 em và các bạn MTX.de xin gởi đến Thầy Cô
một lời chúc TRI ÂN - KHẮC GHI - CÔNG ƠN của Thầy Cô đá có những ngày tháng trên bục giảng dạy dỗ chúng em...ơn này không quên.
Riêng chúc Thầy mau chóng lành bệnh để trở lại MTX với chúng em nha Thầy...nhất lả Post những tấm của em chụp với mấy bạn đó...!
Thanh Thảo xin gởi đến tất cả Thầy Cô đã và đang dạy Trường PTC III - Tân
Hiệp cùng các bạn Giáo Viên một lời chúc Happy Teacher's Day.

Chiều nay 5h30' Đào An Viêm tới nhà đón TT đi đến điểm hẹn gặp một số bạn ở quán ăn Ngự Bình - chân cầu Công Lý...đúng 7h50' cả bọn phải đứng
lên,chạy xe về trường Đại Học Nhân Văn đón thầy Chiêu,thầy ra khỏi trường
lúc 8h tối...tất cả theo Thầy đến một quán Cafe có lầu trông rất hữu tình...
Tôi được hân hạnh ngồi kế Thầy,kế bên kia là anh phóng viên nhà báo chuyên lên bài cho một Web site : www.giaoduc.edu.vn
Anh tên là Nhân Tiến - Bài TT đưa lên trên là bài anh đã phỏng vấn thầy Phan Nhật Chiêu vả được họ chấp thuận đăng tải trên trang Web trên...
Chúng tôi được hàn huyên đủ mọi chuyện,trường học xưa,văn học,đời sống,
Thầy vẫn gương mặt ấy ! Nhưng chỉ khác là tóc đã điểm bạc...vẫn lả giọng
nói sôi nổi như ngày xưa.
Nhìn đồng hồ đã hơn 10h đêm ! Đã đến giờ chia tay trong sự luyến tiếc vì
hàn huyên chưa đủ ...cả bọn bắt tay Thầy ra về.
Bác Sĩ Hợp chở Thầy về !
Với hơn 10h đêm ! Trời về đêm hơi se lạnh...đường tương đối vắng xe đã
cho tôi một cảm giác thích thú qua buổi họp mặt này.
Xin cám ơn tới Đào An Viêm,Nguyễn Tín,Trần Ngọc Quang ( Texas ) Trần Anh Tùng,bạn Thiện,Nhiệm....
Đây là những tấm hình TT chụp cùng Thầy Chiêu vả các bạn ở quán Cafe
Thoại Viên - Nguyễn Văn Thủ - Quận I .





Thanh Thảo
SG,20.11.12

└(≣) Nhật Chiêu - Người Săn Bắt Mộng cách đây 12 năm #4480

Nỗi Buồn Vì ...Không Được Dzìa Quê !

...Mẹ ! Ngày mai con đi RG họp mặt các bạn ở kinh Đông Bình nghe mẹ ?
_ Không ! Hôm trước đã về rồi...thôi đừng đi nữa ! Mẹ tôi nói.
Tôi ngồi im lặng ! Mọi sự đã sắp xếp xong.Nếu OK thì tôi gọi NQ đăng ký thêm một vé...nhưng phải chìu theo ý mẹ.
Bộ ba Thảo,Cao Đàm,Ngọc Quang muốn họp một lần sau hơn ba mươi năm không gặp.
- Ê ! Thanh Thảo ơi ! Cao Đàm biết cái ao cá chép ấy rồi ?
- Ai nói cho CĐ biết ! Ngọc Quang hả ?
Sao từ lúc NQ gặp mặt TT ở quán ăn NGON cũng là ý nghĩ đó !
Đó chỉ là một bài viết có chút hư cấu trong đó...không có ý gì đâu ? Không có một
nhân vật thứ hai trong này hìhi...!
Tiếc rằng không xuống họp mặt với các bạn ở kênh ĐB lần này.
Thôi thì hẹn CN này ở SG đi !
Vợ NQ và TT lo buổi tiệc này...mong rằng Cao Đàm ráng lên SG để TT tiếp kiến
nha ông bạn < Phó Cối > ý quên < Phó lớp >.
Chúc các bạn có được một ngày họp mặt dzui dzẻ,ngày mai thứ sáu,23.11.12
tại nhà Ngọc Quang - kênh Đông Bình.


Thanh Thảo
SG,22.11.12

└(≣) Nhật Chiêu - Người Săn Bắt Mộng cách đây 11 năm, 11 tháng #4548


10 Truyện Cực Ngắn Của Phan Nhật Chiêu

Không phải truyện ngắn bình thường, mà Nhật Chiêu đang thể nghiệm mình ở loại truyện cực ngắn, với một lối viết biến hoá vừa ngẫu hứng vừa tinh tế. Truyện cực ngắn tưởng dễ mà khó, để đạt hiệu quả thẩm mỹ đòi hỏi "công phu" người viết phải "thâm hậu". (PH)

1. BỨC TRANH
Giữa sa mạc. Để làm dịu cơn khát của mình, chàng hoạ sĩ đã vẽ trên cát một con suối.
Khi chàng bỏ đi, một mạch nước ngầm đã tràn lên bức tranh khe suối ấy.
Đoàn lữ hành đã tìm thấy xác chàng hoạ sĩ cách đó không xa. Dẫu sao đi nữa, họ đã uống nước thoả thuê.

2. CUỐI CÙNG VÀ ĐẦU TIÊN
Giữa cơn hồng thuỷ, nàng tỉnh dậy trên một con thuyền lạ với người đàn ông lạ.
- Tại sao thế này? Anh bắt cóc tôi à?
- Không còn cách nào khác. Bây giờ nàng là người con gái cuối cùng.
Nàng ngồi khóc. Như thể chưa đủ mưa, chưa đủ hồng thuỷ.
Rồi nàng cũng nguôi. Bởi vì, quả thật, nàng cũng không còn cách nào khác.
*
Vài trăm năm sau, nhân gian lại đông đúc như xưa. Họ gọi nàng là người con gái đầu tiên.

3. TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
Trong một giấc mơ lâu rồi, tôi bị giết chết.
Đến bây giờ, tôi vẫn còn tìm kiếm kẻ sát nhân.
Y đang chuẩn bị, tôi biết, giết tôi trong những giấc mơ khác.
Dựa vào tin đồn cùng những nguồn tin đáng tin cậy khác nhau, kẻ sát nhân có thể là:
a. Không ai khác ngoài cha tôi
b. Vợ tôi đấy thôi
c. Chính bản thân tôi
Cuộc tìm kiếm của tôi có thể do vậy mà thiếu hiệu quả.

4. TỀ VẬT LUẬN

Trăng đang tan ra, tan cái soi chiếu thành hồ và hồ đang cô đúc, đúc cái long lanh thành trăng.
- Sao hồ mênh mông thế! Trăng ta thấy mình nhỏ nhoi quá!
- Trăng đang mơ rồi đó. Hay hồ ta đang mơ?

5. THẾ GIỚI ẢO
Nàng đang ngồi trước máy tính. Đi ngang bàn nàng, một nam đồng nghiệp nói:
- Lạ quá, tôi thấy chị đang ngồi cắt tóc bên kia đường mới tức thì. Chị không thể nào đi nhanh hơn tôi được!
Nàng ngồi trước máy cả buổi sáng nay chưa hề rời bàn.
Đi ngang bàn nàng, một nữ đồng nghiệp nói:
- Rõ ràng chị ngồi cắt tóc bên kia đường mà, lẽ nào lại đồng thời ngồi đây?
Nhiều ngày nay, nàng không hề đi đâu cắt tóc. Đi ngang bàn nàng, chị tạp vụ nói:
- Thưa cô, cô không phải đang ngồi cắt tóc bên kia đường sao?
Đứng bật dậy, nàng lao ra cửa.

6. GƯƠNG
Lần đầu tiên, có người đưa cho N. một chiếc gương soi. Từ đó, N. luôn mang theo gương bên mình.
“Con người không nên nhìn thấy gương mặt của chính mình. Kẻ phát minh ra gương soi đã đầu độc trái tim người”. Pessoa nói vậy.
Một hôm, N. đánh mất gương. Tìm khắp nơi, cuối cùng chàng đến một dòng suối. Nó giống gương quá. Và chàng trầm mình.
Hóa thân thành gương soi.

7. TÊN TRỘM
Thiền sư đọc cho người đàn ông nghe bài thơ mới vừa soạn xong:
Tên trộm đi rồi
bỏ quên bên cửa sổ
một vầng trăng soi
Bữa sau, người đàn ông trở lại, kể rằng ông cũng vừa bị trộm hồi hôm.
- Tên trộm dường như không lấy gì hết. Nhưng vợ tôi thường ngồi bên cửa sổ thì đã biến mất trong đêm. Không biết có phải là cùng một tên trộm đã viếng nhà thầy không?
Phần đầu truyện liên quan đến thiền sư Ryôkan, tác giả bài thơ lừng danh trên. Phần còn lại có thể là giấc mơ của chính thiền sư, tuy vậy chưa từng có sách nào ghi chép nó.

8. CHIẾC NHẪN
Đi làm về, nàng chưa kịp bước vào nhà thì “Cô là ai?” chồng nàng hỏi.
Trên đường về, nàng đã đánh rơi chiếc nhẫn cưới y như Shakuntala.
Nghe nói nàng đã đi mua chiếc nhẫn khác. Còn chồng nàng thì biệt tích.

9. CÁ DU
Hai con cá du bơi lội dưới sông Hào, nhìn thấy hai người đứng trên cầu.
- Hai người trên ấy đang buồn.
- Đằng ấy không phải là người, sao biết được người buồn?
- Đằng ấy không phải là tớ, sao biết tớ không biết? Tớ bơi giữa sông Hào mà biết thôi.
Nhanh như cắt, một con chim lao xuống nước, đớp gọn hai con cá du.
Cuộc tranh luận đương nhiên là chấm dứt.

10. MỘT CÁCH LỄ ĐỘ

Do nhầm lẫn, y được đưa đến Thiên Đàng. Qua khỏi cổng, y nghe hát:
Chào mừng đến với Cõi Trời!
Ở đây chỉ có niềm vui.
Chưa bao giờ y nghe một tiếng hát buồn đến thế.
“Niềm vui trong ngôn ngữ nơi này chắc là tên khác của nỗi buồn chăng?”
Y thử nói lên ý nghĩ của mình với một thiên thần canh gác. Một cách lễ độ.
Lập tức, y bị tống xuống địa ngục.

Phan Nhật Chiêu
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org