Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
28 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

SÁCH VÀ NGƯỜI ! cách đây 11 năm, 11 tháng #4553



Trong các làng quê xưa, người biết chữ thì ít (có tới hơn 90% số dân bị nạn mù chữ) nhưng người ta lại có thú đọc sách – nghe sách, tiếng đọc sách – cuộc nghe sách vẫn thường có ở trong làng.

Hồi xưa số đầu sách ít, sách chữ Hán có Tứ Thư Ngũ Kinh, Bách Gia Chư Tử, Minh Tâm Bảo Giám; sách chữ Quốc ngữ thì Gia huấn ca, Đại Nam Quốc Sử diễn ca, truyện thơ Nôm, tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc; rồi đến những sách giáo khoa dành cho học trò trường làng, trường huyện học. Những cuốn sách hay được người ta đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lại đến trăm lần, đọc – nghe mãi mà không chán. Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân lý Giáo khoa thư trẻ nhỏ và người lớn cùng học, cùng đọc, cùng nghe rồi cùng thuộc nằm lòng, cho tới già. Thậm chí người ta có thành ngữ “Tình bạn giáo khoa thư” để nói về tình bạn giữa những người một thời cùng học những cuốn sách ấy. Các cụ vẫn thường đem những điều hay lẽ phải ở trong các sách ra giảng giải cho con cháu nghe để dạy chúng làm người, nên người. Bởi đó mà có những chuyện ai cũng biết, như chuyện anh em nhà nọ hòa thuận, ông quan kia thanh liêm, Mẫn Tử Khiên làm con chí hiếu, Lưu Bình – Dương Lễ là đôi bạn tốt hiếm có, ông Chu Văn An không sợ chết dâng sớ đòi chém bảy nịnh thần quyền thế không ai bằng… Người bình dân đọc sách thường đọc bằng miệng, không đọc bằng mắt. Từ việc đọc bằng miệng mà trong các làng có tiếng đọc sách, có thêm một nét văn hóa khá độc đáo: Người biết chữ đọc cho người không biết chữ nghe – đọc to, nghe chung.

Người có học thức thì bảo đọc sách là cái thú riêng của người cao nhã (Độc thư cao) người bình dân coi việc đọc sách là học việc nghĩa nhơn, học làm người, học đạo hiếu trung, học yêu thương phong cảnh quê mình; cũng có khi coi việc đọc sách là việc giải trí, giải buồn (Ông Huỳnh Tịnh Của có sách Truyện giải buồn). Các cụ còn bảo: “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”. Nghe lời các cụ, người ta đi tìm những người đẹp Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Xúy Vân,  Tấm, Bao Tự, Tây Thi… ở trong sách và cũng qua đó mà hiểu cái lẽ “Hồng nhan bạc phận” , “má hồng truân chuyên” để mà không còn tự than thân trách phận, không giận đời, giận trời mà hiểu thêm cái “ nghĩa nhân quả dở dang” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) mình làm mình chịu. Hoặc giả, cũng có số đông không tin ở những cái thuyết đó mà cho rằng những người có tài sắc bị khổ là do xã hội bất công, cái xấu, cái ác hoành hành, cần phải đấu tranh cho thiện thắng ác, lập lại sự công bằng xã hội. Nhờ đọc sách, người ta sống với nhau có đạo lý hơn, lấy tấm lòng đối đãi với nhau, cốt giữ tình làng nghĩa xóm cứ như “bát nước đầy”. Những câu ca “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “Làng ta phong cảnh hữu tình…” là vẻ đẹp tâm hồn, niềm rung cảm từ trong trái tim người dân quê được nói ra, cất lên, ít nhiều có nguồn gốc từ việc đào luyện tâm hồn qua ham mê đọc sách – nghe sách.

Ở quê tôi, chợ Bình Định, chợ Đập Đá là chợ tỉnh, chợ huyện, chợ đầu mối bán buôn sầm uất, đương nhiên có hiệu sách, có cô hàng sách “tóc thề vừa chấm ngang vai”. Nhưng người quê tôi còn mua sách nơi các chợ quê Cảnh Hàng, Phú Đa, Háo Lễ, Gò Chim…do các bà hàng xén miệng trầu bỏm bẻm bày bán ở các phiên chợ. Các bà, các chị gái quê bảo nhau: “Đi chợ mua mắm về ăn” (chứ tiền đâu mua cá thịt) nhưng lại có điều đáng thương, đáng nói, người ta vẫn nhín chút tiền để mua vài cuốn sách về “đọc chơi”, “bắt lũ trẻ đọc nghe chơi”…Không thấy bán sách chữ Hán (Có lẽ do trọng chữ Thánh hiền mà không bày bán ở đây chăng?) còn sách Quốc văn thì nhiều lắm và phần lớn do Nhà Tín Đức Thư Xã ở Chợ Lớn – Sài Gòn ấn hành, không đẹp nhưng được cái giá rẻ.

Thường các tư gia có chứa sách. Nhà quan hưu trí, nhà hiếu học, giàu có có thư phòng, viện sách, nhà trung lưu có tủ sách, nhà bình dân có giá sách, kệ sách. Hoành phi, liễn, đối treo trong nhà với bao nhiêu là câu chữ, thơ phú của thánh hiền, các bậc tao nhân mặc khách để lại, cũng có thể kể là những hình thức khác của sách xưa. Sách thực là phong phú. Người ta bảo nhau, nhà vô phước là nhà con cháu không thừa kế được tủ sách gia đình để phải lâm vào cảnh “Cha làm thầy con bán sách”. Sách xưa có câu “Gia hữu tam thanh”, tức nhà có phước là nhà có ba thứ tiếng: Tiếng đọc sách, tiếng dệt cửi và tiếng trẻ thơ khóc. Các quan niệm đó có tác dụng đến “phong trào” đọc sách ở các làng quê lắm lắm.

Tôi về làng quê tôi ngày nay, mới bước tới cổng làng đã thấy biển “Làng văn hóa” màu sơn đỏ tươi treo cao, trung tâm xã có “Bưu điện văn hóa xã”. Nhưng hình như chỉ là hình thức mỹ miều. Mọi người, kể cả giới “có chữ” ở trong làng xã, đều khá xa lạ với văn hóa đọc sách. Cái thú đọc sách của người quê tôi đã tự biến mất từ bao giờ? Và cái này để lại hệ lụy là, trong làng bây giờ, cuộc sống khá khô khan, người ta sống với nhau khá hờ hững đến báo chí thường bảo, cảnh sống vô cảm đã thấy có mặt ở chỗ này chỗ nọ, ở nhiều nơi. Trẻ em bây giờ đi học không có kiến thức, đi thi môn lịch sử cứ bị điểm không, khiến bao người phải “sợ”, phải lo… Thiển nghĩ, cần xây dựng lại “phong trào” đọc sách trong làng như hồi xưa ấy, để có một làng đọc sách, từ đó có một xã, một huyện đọc sách, rồi một tỉnh đọc sách, chẳng bao lâu cả nước đọc sách. Và tất nhiên muốn được như vậy, sách viết ra phải đáp ứng nhu cầu của người muốn đến với sách.

Đọc sách, chắc chắn làm cho người tốt hơn. Và có ai không muốn mình sống tốt hơn nhỉ?

H.  K. B

BS.sưu tầm.
2.11.12
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.09 giây
   
© maitruongxuath.org