Chào Khách quý
|
Hỏi, Giải đáp và Kiến thức về Y học, sức khoẻ...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
ĐẦU NĂM MỚI ĂN NHO cách đây 10 năm, 11 tháng #10030
|
Đầu năm mới ăn nho giữ gìn sức khỏe
Phong tục ăn nho trên thế giới để mong may mắn và sức khỏe Nhiều dân tộc trên thế giới có tập quán đầu năm mới ăn nho để cả năm may mắn và mạnh khỏe. Ở Cu Ba, đêm giao thừa mỗi người ăn 12 trái nho và cứ 12 người uống chung một cốc rượu nho theo nhịp chuông đồng hồ. Người Ý đón năm mới bằng món bánh mì số 8 (cicunbelle), bánh nướng nhân thịt với rượu vang và ăn nho vào đêm giao thừa, vì theo phong tục Ý ăn nhiều nho sẽ "làm được nhiều việc và giàu có". Còn đối với người Hà Lan, bánh nướng làm bằng nho khô là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết dương lịch. Người dân Tây Ban Nha vào đêm giao thừa, mỗi khi đồng hồ gõ một tiếng thì lấy một hạt nho nhai thật nát để cầu mong được bình yên, hạnh phúc và trường thọ. Người Pháp trong đêm giao thừa sẽ thi nhau uống hết số rượu nho còn lại trong nhà, vì cho rằng nếu năm mới còn tồn rượu cũ sẽ đem đến điều xúi quẩy. Ở Việt Nam ta trước nay, nho là loại quả ít dùng trong nhân dân, trồng chưa phổ biến nên giá còn cao. Nho vốn là cây ăn quả của vùng ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới chỉ chiếm phần nhỏ, sản lượng hàng năm chưa bằng 1% sản lượng nho toàn thế giới. Ở châu Á, nho được trồng ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Philipines. Việt Nam gần đây cũng đã nhập nhiều giống nho, trồng tốt nhất ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận do khí hậu khô ráo quanh năm. Vì thế, nho ngày càng được dùng phổ cập trong nhân dân ta. Nho cung cấp nhiều chất bổ, từ xưa Ðông y đã biết đến về tác dụng phòng chữa bệnh. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh trong vỏ và cả hạt nho chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Do đó khi ăn nho, ta không nên bỏ hạt và vỏ vì cho đó là chất "bã" mà phải tìm cách tận dụng những chất quý giá này, nghĩa là ăn toàn bộ quả nho! Cách ăn này cũng không phải mới đối với một số người, không cần "cầu kỳ" bóc vỏ, nhè hạt khi nho đã được rửa kỹ. 1. Hạt nho a. Về vỏ hạt nho Nhà khoa học Barry Gehm thuộc trường Ðại học Northewestem, Chicago (Mỹ) cho biết cấu trúc hóa học của chất Resveratrol có trong vỏ hạt nho và hormone oestrogene của con người có sự tương đồng với nhau. Chúng có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và thành mạch máu trong cơ thể. Ðiều này giải thích vì sao những người thường uống rượu vang đỏ thì có hệ tim mạch tốt. b. Cao hạt nho Có chứa chất proanthocyanidin, là chất chống oxy hóa "siêu đẳng", có tác dụng ngăn chặn sự phát triển nhiều bệnh nan y và quá trình lão hóa. Begehi và cộng sự đã tiến hành một công trình nghiên cứu khả năng loại trừ gốc tự do của cao hạt nho chứa proanthocyanidin so với vitamin C và vitamin E succinat. Kết quả cho thấy tác dụng loại trừ gốc tự do của cao hạt nho phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ. Ðặc biệt với các gốc hydroxyl và anion gốc superoxyl 2, vitamin C và E cũng khử gốc tự do nhưng ở mức độ thấp hơn. Bahorun và cộng sự cũng tiến hành công trình tương tự trên chuột và thu được kết quả tốt nhất khi cho dùng cao hạt nho. Cao hạt nho chứa proantho-cyanidin chống vữa xơ động mạch. Nhà khoa học Yamohoshi J. Kataoka S. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao khô chứa 73,4% proanthocyanidin đối với vữa xơ động mạch ở thỏ, so sánh với các lô khác dùng một chất chống oxy hóa khác (probucol) và lô chỉ có cholesterol. Kết quả cho thấy proanthocyanidin ức chế sự phát triển vữa xơ động mạch - với cơ chế ngăn cản sự oxy hóa của LDL ở tế bào thành động mạch. Còn Joshi SS và cộng sự đã thử tác dụng của cao hạt nho chứa proanthocyanidin trên tế bào ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư bạch cầu của người. Kết quả là các dòng ung thư đều bị ức chế. Mức độ ức chế tùy thuộc vào nồng độ thuốc sử dụng và thời gian ủ. Trong khi đó lại đẩy mạnh sự phát triển tế bào thường. Ngoài ra, các kết quả của những công trình khác đều cho thấy proanthocyanidin ở các loại cây khác nói chung và trong hạt nho nói riêng có tác dụng phòng chống ung thư. Chất proanthocyanidin phòng các bệnh do virus Enkerchi K. Tanaka Y. và cộng sự đã chứng minh là chất này có tác dụng kháng virus herpes. Bằng phương pháp phóng xạ, người ta phát hiện được cơ chế là do sự hạn chế việc gắn virus vào màng tế bào túc chủ (The Pharmaceutical Journal tập 226 số 7145 tháng 4/2001). c. Dầu hạt nho Hạt nho được dùng để lấy dầu. Trong dầu hạt nho có nhiều acid linoleic (nhiều hơn tất cả các loại dầu khác), có tác dụng làm tăng HDL và giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày sẽ làm nguy cơ về bệnh tim mạch giảm 39-56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực sinh dục, sau một thời gian dùng dầu hạt nho, HDL sẽ tăng lên và chứng bất lực giảm rõ rệt. Ngoài ra nó làm giảm kết vón tiểu cầu (gây cục máu đông làm tắc mạch). Dầu hạt nho còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp do muối, hàn gắn vết thương do béo phì, tiểu đường gây ra. Dầu hạt nho có mùi thơm, không ngậy, dùng trộn salad, gỏi rất ngon. Có thể dùng xào nấu nhưng không nên để nóng quá 900°C. 2. Vỏ quả nho Chứa nhiều chất chát có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp theo dõi đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa, nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân. Vỏ quả nho chứa nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E (Joe A. Vinson), do đó khi ăn nho chúng ta nên ăn cả vỏ (Khuyến cáo của Ðại học Scranton, Pennsylvania Mỹ 1995). 3. Thịt quả nho Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calori; 10-12g đường (glucose và levulose), là loại dễ hấp thu; 11mg vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g nho. Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giúp giải khát, thông tiểu (do có nhiều kali) và lợi mật (do có pholiphenol). TC (st) 27.12.13 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây