Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
67 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Hỏi, Giải đáp và Kiến thức về Y học, sức khoẻ...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

CHÉN TRÀ NGÀY XUÂN cách đây 12 năm, 9 tháng #35

  • Thanha
  • không trực tuyến
Thanh Hà


Không tìm thấy tập tin đính kèm teasq3.gif




Vào dịp lễ Tết, chủ và khách vui vẻ chuyện trò đàm đạo về cuộc đời bên ấm trà nóng hổi, hương thơm, vị đậm. Đó là một nét văn hóa thể hiện lòng mến khách rõ nét của dân tộc ta. Khi tách trà được nâng lên cũng chính là lúc những tâm tình giữa chủ và khách đã gắn quyện để rồi kéo dài,có khi thâu đêm suốt sáng…

Thưởng thức trà là một trong những hình thức ẩm thủy có mặt ở nước ta từ rất lâu. Theo nhiều tài liệu khảo cứu, cây chè được cư dân nước ta canh tác từ trước thời các vua Hùng. Bằng chứng là ở vùng đồi núi Suối Giang (Yên Bái) vẫn còn dấu tích của một rừng chè hoang với hàng chục nghìn cây chè dại, trong đó có nhiều cây thân to đến mấy người ôm. Cùng với sự phát triển của điều kiện vật chất cũng như khả năng tư duy, nhận thức về cuộc sống, nghệ thuật uống trà của ngừơi dân nước ta cũng được nâng tầm qua từng thời đại và ngày một phong phú hơn.

“Rượu ngâm nga, trà liền tay”, “Bán dạ tam bôi tửu / Bình minh nhất trản trà”…, ông bà ta quả có rất nhiều câu nói mô tả về nghệ thuật thưởng thức trà, đặc biệt là vào những ngày lễ tết. Một cách rõ rang, vùng đất Hà Thành luôn được xem là nơi có nghệ thuật thưởng thức trà vào lọai cầu kỳ và mang nhiều ý nghĩa bậc nhất nước ta. Nếu người dân ở các vùng khác thường chỉ uống trà “chay” với phương cách chế biến thô sơ, thì người Hà Nội lại thích uống trà ướp hương sen, hương nhài, hương cúc… Đơn cử, trà sen được người Hà Nội chế biến theo công thức cứ khỏang một cân trà sẽ được ướp với khỏang 1.000 hoa sen chưa nở, nhiều người thậm chí còn không dùng nước lã bình thường để pha trà mà dung nước mưa trong hoặc nước sương mai đọng trên lá sen! Nhưng dân dã và tiện lợi hơn hết là thưởng thức chè xanh ở nông thôn. Lá chè tươi sau khi rửa sạch sẽ được đun sôi với nước, để nguội âm ấm rồi thưởng thức bằng bát sành, điểm thêm dăm ba thanh kẹo đậu phộng.

Có ba hình thức thưởng thức trà quen thuộc không chỉ ở nước ta, mà còn nhiều nước khác trên thế giới là độc ẩm, đối ẩm và quần ẩm.

- Độc ẩm là uống trà một mình, trong im lặng, người uống có thể thỏa sức suy tư, nghĩ ngợi về những điều mà mình quan tâm hay đơn giản chỉ là muốn tìm một không gian riêng.

- Đối ẩm lại là cách thưởng thức trà với chỉ một người nào đó mà mình tri âm tri kỷ. Những buổi “trà dư tửu hậu” như thế hoàn toàn khác khác xa với cung cách uống trà của người Nhật Bản, bởi không quá nghi thức, cũng không quá chừng mực trong cách ăn nói, mà rất thâm tình, gần gũi.

- Cuối cùng, quần ẩm là cách thưởng thức trà trong không khí ấm cúng, vui tươi giữa những người thân yêu hoặc bè bạn. Đây được xem là những giây phút rất có ý nghĩa trong mỗi gia đình, đặc biệt là những ngày đầu Xuân.

Dù cách chế biến cũng như thưởng thức trà có khác nhau ở mỗi vùng cũng như mỗi quốc gia, song thông điệp mà hình thức ẩm thủy này muốn nhắn gửi là không khác. Danh từ “trà đạo” xuất hiện như thế chứng minh cho điều đó. Cái cốt lõi của trà đạo ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều là hướng đến sự thanh tao, sự quân bình âm dương, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, cây cỏ… Ngày nay, trà đạo Nhật Bản rất nổi tiếng bởi đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thú uống trà với chất Thiền trong đạo Phật. Hình thức thưởng thức trà này do một vị cao tăng tên là Eisai (1141-1215) đề xướng, thông qua cuốn sách nổi tiếng của mình là “Kissa Yojoki”.

Thưởng thức trà không chỉ là sự tận hưởng về mặt tinh thần trong mối tâm giao với những người xung quanh, mà còn là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe rất hiệu quả. Những lợi ích tiêu biểu của trà là:

1. Kéo dài tuổi thanh xuân và chống lại tác hại từ môi trường.
2. Có lợi cho sức khỏe trí não nhờ hàm lượng vừa phải caffeine cũng như nhiều họat chất bổ não khác.
3. Giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, chứng máu vón cục… nhờ khả năng làm mềm và co giãn mạch máu.
4. Giúp hệ xương chắc khỏe, từ đó phòng tránh bệnh loãng xương.
5. Giúp răng, nướu trắng khỏe, nhờ chứa nhiều fluoride và tannin.
6. Tăng cường hệ miễn nhiễm, giúp chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra.
7. Hạn chế nguy cơ ung thư nhờ vào hai hoạt chất polyphenol và antioxidant.
8. Giúp phòng tránh tăng cân vì có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó kích thích cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh và hiệu quả hơn.
9. Kích thích tiêu hóa và bảo vệ đường tiêu hóa khỏe.
10. Giúp da dẻ hồng hào, láng mịn.


Để việc thưởng thức trà mang lại kết quả tốt nhất chúng ta nên lưu ý ba nguyên tắc sau:

(1) Không nên uống trà quá nóng, tốt nhất là từ 60 đến 65oC;
(2) Không uống trà khi bụng quá đói, vì có thể gây cồn cào, chóng mặt và tiêu hao dưỡng chất từ thực phẩm (nhất là chất sắt);
(3) Không nên uống trà đã để qua đêm, vì có thể gây đau bụng.

Sưu tầm


Không tìm thấy tập tin đính kèm tr_1_1_825629488.jpg

  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.08 giây
   
© maitruongxuath.org