Chào Khách quý
|
Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
CHA MẸ VÀ CON CÁI cách đây 1 năm, 9 tháng #23151
|
BỨC THƯ MẸ GỬI CON TRAI GÂY BÃO CỘNG ĐỒNG
Con trai à, Giờ nay vợ chồng con và các cháu đã ngủ chưa. 10h đêm mẹ mới dọn hàng cá để về, trời mưa nên cá vẫn ế rất nhiều. Trên đường về nhà, mắt mờ nên mẹ chẳng nhìn rõ đường nữa, không may va phải một nhóm thanh niên, khiến quần áo của họ bị thùng cá đổ lên. Mẹ đã vội vàng giải thích và xin lỗi, nhưng nhóm người đó chỉ nhìn mẹ rồi nói: ''Chó thật, bà đi đứng thế à?. Biết bộ quần áo này đắt tiền thế nào không? Già rồi thì ở nhà đi, ra đường làm gì gây phiền phức cho người khác.'' Với người bình thường khi nghe câu đó chắc hẳn họ phải tức giận lắm, nhưng mẹ lại thấy bình thản, thậm chí là vui lắm. Lâu nay mẹ đều muốn làm một con chó, nhưng là con chó mà vợ chồng con vẫn đang nuôi ấy. Con trai biết không, bố mất sớm, một mình mẹ với gánh cá cũng đã hơn 35 năm nuôi con khôn lớn. Ra trường con tìm được công việc ổn định, cưới vợ đẹp, có nhà, có xe. Mẹ mừng lắm, cuối cùng con trai mẹ cũng bằng người ta. Nhưng căn nhà của con lộng lẫy quá, khác xa căn nhà cấp 4 mẹ đang ở, nắng thì oi bức mà mưa thì mẹ phải mang hết nồi niêu xoong chảo ra để hứng nước. Mẹ nhớ con vô cùng, mỗi lần con gọi điện về mẹ vui mừng lắm. Còn bảo con có thể về đón mẹ lên chơi nhà con, thăm vợ chồng con và 2 đứa cháu nội được không. Mẹ có thể nghe thấy tiếng thở dài, khó chịu và có chút hậm hực của con: Mẹ lên đây làm gì, con bận bao nhiêu việc đâu thể về chăm sóc cho mẹ được. Hơn nữa giá xăng thì đang lên, con về chở mẹ lên thì mua được 5 kg thịt cho con Mực ăn rồi. Mẹ nhớ đúng không? Con mực là con chó mà con được đối tác tặng ấy, giá của nó là 40 triệu đấy. Làm sao mà mẹ không nhớ được, hồi nhỏ con cũng rất thích nuôi chó. Nhưng lúc đó nhà mình nghèo, tiền ăn tiền học cho con mẹ còn phải chắt góp từng đồng thì sao đủ gạo mà nuôi chó được. Mẹ định bảo thôi không chở mẹ lên thành phố thì 1 tuần con gọi mẹ 2 lần cũng được. Nhưng chưa kịp nói thì đã thấy con Mực sủa lên đòi ăn thì con đã tắt máy để chăm sóc cho con chó rồi. Từ cuộc điện thoại đó đến nay cũng 3 tháng rồi con chưa gọi cho mẹ lần nào. Bệnh đau khớp chân của mẹ lúc nào cũng tái phát, mẹ đau chẳng thể ngủ nổi. Nhưng mẹ không dám gọi làm phiền con. Chờ mãi không thấy con gọi, cũng chẳng thấy con đưa vợ con về thăm mẹ. Thế là có đứa cháu ông Tư hàng xóm nhà mình lái xe lên thành phố nên mẹ nhờ chở mẹ đến thăm con, tạo bất ngờ cho con luôn. Mẹ mang cá, rau, thịt mua ở quê mang lên cho các con ăn cho đảm bảo sức khỏe. Nhưng vừa thấy mẹ ở cổng tay xách nách mang con đã hậm hực: "Mẹ lên sao không báo trước, mà mẹ ăn mặc kiểu gì thế? Trông quê không chịu được. Mấy mớ rau cá này mang lên làm gì, ai ăn đâu''. Lúc đầu mẹ chỉ nghĩ con sợ mẹ không có tiền nên bảo vậy. Nhưng không, lúc nào con cũng mang toàn bộ thức ăn mẹ mang lên ném vào thùng rác. Đến giờ cơm trưa mẹ thấy con mang thịt bò, hải sản loại tốt mua ở siêu thị lớn để cho con Mực ăn. Cách con chăm sóc con chó khiến mẹ chạnh lòng "Con ơi, có thể nào con cũng chăm sóc cho mẹ giống như con chó của con được không". Mẹ định thốt lên như thế nhưng sợ con giận nên lại không dám nói gì... Chiều đến con mang con Mực đi tắm, đi dạo rồi ôm nó vuốt ve. Nhà của con Mực cũng đẹp, còn có tấm nệm bằng lông cừu mà con khoe là mua tận bên nước ngoài lần đi công tác. Nệm của nó còn ấm và đắt hơn cả chiếc nệm mẹ nằm 10 năm nay nữa. Mẹ chợt nhận ra đã lâu con không ôm mẹ, những chuyện con kể với con Mực còn nhiều hơn với mẹ. Lúc mẹ đói lả người, tìm đồ ăn nhưng đồ đạc nhà con toàn thứ hiện đại mẹ dùng chẳng quen. Tới lúc con Mực sủa lên vì đói thì mẹ thấy con trộn thứ cơm gì đó thơm ngon lắm, nhìn hấp dẫn vô cùng. Lúc này mẹ bèn xin con một miếng thì con quát lên: ''Đến cơm của chó mẹ cũng đòi ăn sao? Nhà con đầy thứ ăn đó, mẹ không tự lấy được à?'' Con đi làm về câu đầu tiên không chào mẹ mà chạy đến ôm lấy con Mực mà vuốt ve, nựng yêu nó. Nó có bị ốm thì con cho đi bác sĩ, chăm sóc hết sức chu đáo. Nhưng tới lúc mẹ đau bịnh thì con đã chẳng hỏi thăm, còn quát: "Thôi mẹ về đi, lên đây không hợp khí hậu nên mới vậy. Vợ chồng con đi làm cả ngày, mẹ mà để lây bệnh sang chúng con thì làm sao có tiền đây. Thế này thì con Mực nó đói là chết con đấy'' Đêm đó mẹ nghĩ mẹ chẳng thể chịu đựng được nữa. Cách con quan tâm con chó, mẹ thấy sinh mạng của nó còn quan trọng hơn mẹ nữa. "Con trai à, nếu có kiếp sau, để mẹ xin được đầu thai làm con chó mà con nuôi được không?". Câu hỏi của bà mẹ này có khiến tất cả những đứa con phải suy ngẫm: Kiếp sau mẹ muốn làm con chó của con có được không?. Bởi lẽ con chó còn được quan tâm, yêu thương hơn cả cha mẹ mình. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển. Vậy mà có những người con coi trọng con chó hơn cả cha mẹ của mình. Đây là một trong số câu chuyện có thật ở ngoài xã hội kia. Cũng là câu chuyện tiêu biểu về tình thân trong gia đình. ????Sưu tầm từ fb An Le TC 11.2.23 |
|
└(≣) CHA MẸ VÀ CON CÁI cách đây 1 năm, 3 tháng #23258
|
Hãy nói những lời ấm áp để con cảm thấy được tình yêu thương và sự thông cảm của cha mẹ dành cho mình
Sự giao tiếp giữa cha mẹ và đứa trẻ tốt có thể sẽ làm cho con luôn sẵn sàng mở lòng để tâm sự với mình. Nuôi dạy con cái luôn là một điều vô cùng khó khăn. Nhìn thấy con khóc lóc, quậy phá, mất trật tự, anh chị em cãi vã, trốn làm bài tập, vô trách nhiệm… có thể sẽ khiến cho cơn tức giận trong lòng của cha mẹ bùng phát, thốt ra đủ thứ trách móc hay lời lẽ tiêu cực, dẫn đến làm tổn thương con của mình. Nếu bạn đứng ở vị trí của trẻ và lắng nghe những khó khăn đồng thời đồng cảm với trẻ thì sẽ làm cho chúng có động lực học tập tốt hơn. Khi con không muốn làm bài tập về nhà và trì hoãn, thì đừng nói những lời có lỗi với một đứa trẻ có rất nhiều bài tập về nhà Mẹ: “Chỉ có con là biết mệt sao?” Con: bài tập khó quá, con không muốn làm. Mẹ: Con đang làm bài tập cho mẹ à? Nếu con không thích thì đừng làm. Mẹ: So với những người khác, thì con viết chậm nhất. Con: Bài tập nhiều quá, không biết khi nào con mới làm xong? Con không còn thời gian để chơi với các bạn nữa. Mẹ: Đừng nói nữa, mẹ không muốn nghe đâu. Trận chiến bài vở của con cái là quá trình mà gia đình nào cũng sẽ trải qua, khi lớn lên một chút, trẻ sẽ chấp nhận việc này dù thế nào cũng phải làm, sẽ không phản kháng nhiều mà sẽ hoàn thành nhanh hơn. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều gặp khó khăn trong giai đoạn này. Những so sánh, cấm đoán, những lời nói tiêu cực đầy mặc cảm này sẽ khiến trẻ tổn thương và cảm giác rằng cha mẹ không hiểu mình. Đối với những trẻ phàn nàn bài tập về nhà quá nhiều, quá khó, cha mẹ cần đứng ở vị trí vô tư, trung lập và cân bằng, đồng cảm, thuyết phục, an ủi, thương lượng và giải thích. “Học tập sẽ làm cho con ngày càng có nhiều kiến thức, hiểu biết hơn”. “Thật khó để làm bài tập khi con mệt mỏi trong lớp. Làm thế nào con có thể làm bài tập chăm chỉ như vậy mỗi ngày?” “Tuy nhiên, chỉ mất năm phút để con có thể viết xong. Hãy thử xem”. “Mẹ tin con sẽ làm được!” “Con thấy khó thì cứ nói, mẹ sẽ giúp con”. Nhận xét tiêu cực khiến trẻ chán nản “Mới viết một bài mà đã thấy mệt, có gì mà mệt?” “Không có gì to tát hết, đừng phàn nàn để làm gì?” Trẻ em được xem là những đứa hay phàn nàn và cảm thấy chán nản khi đối mặt với những điều mà cha mẹ chúng cho là không có gì khó khăn hay to tát. Mỉa mai khiến trẻ em che giấu cảm xúc “Chơi cả ngày thì không mệt, nhưng học thì mệt!” “Mẹ có bảo con nấu nướng giặt giũ không? Mệt mỏi cái gì?” Khi một đứa trẻ khao khát được an ủi nhưng thay vào đó là bị đổ lỗi, thì nó chính là muối xát vào vết thương. Trẻ sẽ nghĩ rằng nếu mình bộc lộ cảm xúc mà bị trách móc thì sau này dù có chuyện gì xảy ra cũng không nên nói, kẻo lại bị mắng nên trẻ sẽ luôn giấu giếm cảm xúc của mình trước mặt bố mẹ. Nghe trẻ con nói mà thấy khó hiểu, người lớn thường buông lời chê bai, so sánh. Cha mẹ không nên áp đặt tiêu chuẩn của mình lên con cái, dưới góc nhìn của trẻ nhỏ có thể hiểu rằng điều đó không hề dễ dàng gì với chúng. Khi trẻ tâm sự với bạn, đừng dùng những lời phán xét, buộc tội, so sánh khiến trẻ không nói nên lời mà hãy nói những lời ấm áp để con cảm thấy được tình yêu thương và sự thông cảm của cha mẹ dành cho mình. TC 1.8.23 |
|
└(≣) CHA MẸ VÀ CON CÁI cách đây 1 năm, 2 tháng #23284
|
Dù bận rộn đến mấy cha mẹ cũng đừng bỏ qua thời điểm quan trọng để kết nối với con Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, thiếu kỷ luật là bản năng của trẻ. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con vô cùng quan trọng, chúng ta nên dạy con có tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ có tính tự chủ được phát triển từ thời thơ ấu thì sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong cuộc sống sau này rất nhiều. Cách đây không lâu tôi đã về quê nhà của anh họ. Khi đến bữa ăn tối, nhưng cháu trai nhỏ bị gọi mấy lần vẫn không nhúc nhích, vẫn cầm máy tính bảng, nằm nửa trên ghế sofa để xem video. Nhìn thấy cả nhà đang đợi đứa bé, anh họ hét lên: Con đã cầm máy tính bảng từ sáng rồi, nếu bố không dạy cho con biết thì con sẽ không biết cách tỉnh táo phải không? Không ngờ cháu trai 10 tuổi có phản ứng vô cùng dữ dội. Cậu bé đã ném chiếc máy tính bảng lên ghế sofa, chỉ vào người anh họ và hét lên: Bố có khó chịu im hay không, nếu một ngày bố không la con thì bố sẽ cảm thấy rất khó chịu phải không? Sau bữa ăn tối, người lớn chúng tôi trò chuyện. Anh họ tôi thở dài và nói: “Tính tình của đứa con này ngày càng tệ, không biết nghe lời ai? Thật sự không khống chế được”. Anh họ của tôi là người tốt bụng, nhưng tính tình của cháu tôi thực sự rất không bình thường. Nhưng tôi nhớ lại phương pháp giáo dục của anh họ và chị dâu: Những năm trước, họ bận làm việc suốt ngày, mỗi khi con cái khóc là họ dùng máy tính bảng để an ủi. Quả thực, hai vợ chồng đã sống cuộc sống như thế trong vài năm. Họ không coi trọng sự giáo dục cho con mình, đã khiến đứa trẻ trở nên ham chơi, vô kỷ luật dần dần rơi vào vực thẳm sâu. Đối với nhiều bậc cha mẹ, mong muốn lớn nhất là con mình lớn lên có ý thức. Cha mẹ mong con tự giác nhưng lại không biết rằng sự “lười biếng” của mình trong những năm tháng đó cuối cùng đã làm cho con bị hư hỏng. Một hôm, người bạn thân nhất của tôi đã kể với tôi rằng: Khi các bạn học cũ của họ gặp nhau và nói về con của mình. Ai cũng than thở rằng rất áp lực đối với trẻ em bây giờ. Người bạn cùng lớp nói: “Con tôi rất bận chơi game và cậu bé mong rằng năm nay sẽ có được những tấm thẻ game tốt hơn”. Sau đó, cô ấy bắt đầu chế độ phàn nàn điên cuồng: Lúc còn trẻ tôi hoàn toàn không có ý thức về việc giáo dục con nên ngày nào cũng bị thầy giáo của con nói rằng: Con tôi không làm bài tập về nhà, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với giáo viên và các bạn trong lớp, vì thế bị cả lớp ghét bỏ. Mỗi lần con đòi chơi game, cô đều nhượng bộ, vì vậy dẫn đến việc những đứa trẻ dành cả ngày cuối tuần để chơi game và đọc tiểu thuyết trực tuyến. Tôi nhận ra rằng: cha mẹ nên dành thời gian giáo dục con và phải kiên nhẫn dạy dỗ để giúp con mình phát triển từng chút một. Một khi đã bỏ lỡ, cha mẹ sẽ chỉ còn lại nỗi tiếc nuối vô tận. Có lần tôi đọc được một tin tức trên internet. Một cậu bé tên là Lý Lâm khoảng 6 tuổi, đã bắt đầu sử dụng điện thoại di động và nhanh chóng nghiện chúng. Cha của cậu bé lúc đó bận công việc nên thay vì ngăn cản con, nhưng ông lại ném thẳng điện thoại di động cho con mình để cậu bé ngoan ngoãn. Nhưng không lâu sau, cha của Lý Lâm phát hiện ra rằng tính cách của con trai mình ngày càng trở nên cáu kỉnh. Con trai ông biết mình bị cao huyết áp, nhưng chỉ cần ông ngăn cản con chơi điện thoại di động, thì đứa trẻ sẽ chọc tức ông bằng những lời lẽ vô cùng không tốt, làm cho ông rất buồn và không nói nên lời. Khi Lý Lâm học lớp ba, một ngày nọ, cậu đột nhiên nói rằng mình không muốn đi học. Khi đó, người cha mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên đã gửi con trai đến trung tâm điều trị chứng nghiện internet của bệnh viện nhân dân số 2 tỉnh Hồ Nam. Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán Lý Lâm cho biết: Vấn đề nghiện internet của cậu bé đã trở nên rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng tính cách của đứa trẻ khiến việc điều trị trở nên rất khó khăn. Cha của cậu bé rất buồn và hối hận vì sự sơ suất, thiếu trách nhiệm của mình. Nhất là khi nghe bác sĩ nói: “Nếu can thiệp sớm thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều” Nghiêm Như Tĩnh đã nói trong chương trình tạp kỹ “Cơ Ba Duyệt” của Trung Quốc: “Cha mẹ là khán giả duy nhất của con trong nửa đầu cuộc đời và con cũng chính là khán giả duy nhất của cha mẹ trong nửa sau cuộc đời”. Cha mẹ nên quan tâm và giáo dục con cho thật tốt vì nó ảnh hưởng đến tương lai và sự trưởng thành của một đứa trẻ. Dạy dỗ con là điều vĩ đại nhất của cha mẹ. Điều cấm kỵ nhất trong giáo dục là cha mẹ sợ rắc rối và muốn tránh nó. Một khi bạn sợ hãi, sự phát triển của con sẽ bị giảm sút. Chỉ khi bạn sẵn sàng làm tốt trách nhiệm của mình đối với con thì chúng mới thực sự xuất sắc trong tương lai. Sự tự chủ của trẻ là do cha mẹ kiểm soát Trong bộ phim tài liệu “Trao đổi trường học: khác biệt giai cấp”, John là một học sinh trải nghiệm cuộc sống trao đổi từ trường tư sang trường công. Em tự tin, độc lập và chủ động trong học tập, được cô giáo khen ngay buổi học đầu tiên. Tuy nhiên, khi đến trường công và trải qua cuộc sống không bị gò bó, sau khi tan trường, cậu bé về nhà ngủ và chơi game, cậu ấy không khỏi thở dài: Nếu ở trong một môi trường không có người giám sát, chắc chắn sẽ không thể tự kỷ luật được. Nguồn: aboluowang Có thể thấy, đa số những đứa trẻ đều không có ý thức tự nhiên khi còn nhỏ. Đằng sau những đứa trẻ xuất sắc và có kỷ luật thực sự là sự kiên trì của người lớn. Có lần tôi đọc được chia sẻ nuôi dạy con của một bà mẹ trên mạng, khá cảm động. Để làm phong phú thêm cuộc sống mùa hè của con, người mẹ đề nghị con dậy sớm và chạy bộ mỗi ngày. Lúc đầu, con rất phấn khích nhưng chỉ trong vòng hai ngày, đứa trẻ cảm thấy chán nản và không thích nữa. Sau đó, việc gọi con gái dậy chạy mỗi sáng trở thành điều tồi tệ nhất trong ngày của cô. Lúc đó người mẹ cũng nghĩ thôi kệ con. Nhưng trong lòng có một tiếng nói ngăn lại, và cô ấy đã nghĩ tới một câu đọc được trong cuốn “Sự thức tỉnh của gia đình”. Một khi đã đưa ra quyết định, chúng ta cần phải bám sát chúng. Sau đó, cô bắt đầu nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giúp con hoàn thành nhiệm vụ chạy bộ. Cô ấy biết rằng nếu bạn muốn hoàn thành điều gì đó thì điều quan trọng là phải đặt ra mục tiêu. Vì vậy, cô đã sử dụng OKR, một công cụ thường được các công ty sử dụng để giúp nhân viên quản lý bản thân, đặt ra mục tiêu chạy bộ cho con mình. Nhưng suy cho cùng, việc này vẫn phải do con thực hiện nên người mẹ đã đến gặp con gái và nghiêm túc giải thích lợi ích của việc đặt mục tiêu và những gì cô ấy sẽ làm mỗi ngày để đạt được chúng. May mắn thay, sau khi nghe xong, con gái tỏ ra thích thú và hào hứng nói: mẹ ơi, được rồi, không sao đâu. Nhưng có mục tiêu thôi chưa đủ, để thực hiện tốt hơn, cô còn tham khảo những gợi ý trong cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” để dạy con lập kế hoạch hàng tuần. Người mẹ này biết được rằng khả năng tự chủ của trẻ bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng ngang hàng”. Vì vậy, cô ấy đã tìm được một người đồng hành cùng con ở khu vực lân cận. Sau một thời gian, bà nhờ con gái làm người hướng dẫn, cố gắng khơi dậy động lực bên trong của đứa trẻ bằng cảm giác thành tựu. Cuối cùng, đứa trẻ không chỉ kiên trì chạy bộ mà còn tích cực tìm cách chống lại sự buồn chán, mệt mỏi để giúp bản thân kiên trì chạy tốt hơn. Nguồn: internet Cha mẹ thường ghen tị với con của người khác. Nhưng họ không biết rằng giáo dục là mục đích công bằng nhất. Những đứa trẻ xuất sắc vì được cha mẹ nuôi dưỡng bằng những nỗ lực và sự kiên nhẫn. Như nhà giáo dục nổi tiếng người Nga Makarenko đã nói: Sự hướng dẫn bình tĩnh, nghiêm túc và thực tế là biểu hiện bên ngoài đúng đắn của việc giáo dục gia đình, không nên tùy tiện, tức giận, la hét, van xin, nài nỉ. Nếu cha mẹ quan tâm đến con thì con sẽ chú ý đến chính mình. Nếu cha mẹ đặt con lên hàng đầu thì con sẽ không phải hối tiếc trong cuộc đời. Vì vậy, hãy tin vào sức mạnh của kỷ luật chánh niệm. Những khoảnh khắc chia sẻ giữa cha mẹ và con chắc chắn sẽ trở thành nguồn động lực giúp trẻ tự giác, truyền cảm hứng để chúng viết nên một chương tốt đẹp hơn trong cuộc đời. Việc giáo dục không thể lặp lại, cha mẹ nên chung tay cùng con. Vì không có chuyến đi trở về cho sự trưởng thành của chúng, và thời hạn hiệu lực của cha mẹ chỉ là mười năm. Cha mẹ có tầm nhìn xa có thể sớm nhìn ra trách nhiệm của mình về tương lai của con và giám sát quá trình nuôi dạy chúng. 1. Sẵn sàng dành thời gian cho con Cách đây vài hôm, tình cờ tôi đọc được chia sẻ của một bà mẹ có con là một học sinh Top. Người mẹ này có hai con trai, cậu con trai lớn sắp theo học cao học tại Đại học Chicago, một trong chín trường đại học hàng đầu thế giới, còn cậu con trai nhỏ đang học lấy bằng đại học tại Đại học Thanh Hoa. Đằng sau sự xuất sắc của trẻ vẫn không thể tách rời tính tự giác. Khi được hỏi làm thế nào để rèn luyện tính tự giác cho con trai, cô đã chia sẻ: Từ mẫu giáo đến cấp 2, mỗi tối gia đình chúng tôi ở trong phòng học lúc 7 giờ, trong khi các cháu làm bài tập thì chúng tôi làm việc, bằng cách này, chúng tôi đã giúp các cháu hình thành thói quen học tập. Điều này làm tôi nhớ đến Ngô Diệc Thư, người có tài hùng biện tại “Hội nghị Thơ Trung Hoa”, rằng bố cô cũng sẽ gác lại các hoạt động giải trí vào buổi chiều để tập trung đồng hành cùng con gái. Người ta nói rằng bố của cô ấy sẽ tắt điện thoại di động vào lúc 4h30 chiều. Vì vậy, muốn con mình lớn lên có ý thức, trước hết cha mẹ phải quan tâm đến thời gian dành cho con. Sự quan tâm của bạn chính là động lực ban đầu cho sự trưởng thành của con mình. 2. Đặt ra quy định để kích hoạt tính tự giác của trẻ Một người mẹ có con học tiểu học cho biết rằng, việc một đứa trẻ dưới 10 tuổi có tính tự giác là điều không thể. Vì vậy, cô ấy đặt ra nhiều quy tắc cho con mình, một trong số đó là: bài tập về nhà hàng ngày phải được xếp lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên. Chỉ khi con hoàn thành bài tập về nhà đạt chất lượng và số lượng thì con mới có thể làm được điều mình thích. Quy định này đã được thực hiện từ năm lớp 1, đến nay con đã học lớp 3, cô chưa bao giờ phải lo lắng về bài tập về nhà. Và khi làm những việc khác, trẻ cũng sẽ lên kế hoạch trước và không bao giờ trì hoãn. Sự phát triển nhận thức của trẻ là một quá trình lâu dài. Cha mẹ phải chủ động dạy cho con hiểu được trách nhiệm của mình, để con có thể vững bước và hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này. 3. Dạy con bằng tấm gương của mình Con bạn càng yêu bạn thì chúng sẽ càng giống bạn. Cha mẹ tu dưỡng bản thân tốt chính là sự giáo dục tốt nhất cho con trẻ. Một lần, một người bạn học cũ đến nhờ tác giả Hà Diễm Quyên giúp đỡ: Trước đây người bạn bận công việc nên giao con cho bố mẹ chồng. Con trai cô ấy năm nay 15 tuổi, cháu chơi game online suốt ngày, và đã ảnh hưởng đến tinh thần, vì thế bây giờ cứ mỗi lần chơi là con sẽ bỏ nhà đi. Hà Diễm Quyên nói rằng con của người bạn đang gặp rắc rối, hy vọng thay đổi thực sự rất mong manh. Vì vậy, cô đành phải thừa nhận mình không có giải pháp tốt, điều duy nhất cô có thể làm là đề nghị cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con. Tuy nhiên, một năm sau, một người bạn học cũ đến gặp cô và báo rằng con trai cô đã được nhận vào một trường cấp hai trọng điểm. Hà Diễm Quyên thấy thật khó tin và hỏi nó được thực hiện như thế nào? Một người bạn học cũ cho biết cô đã nghe theo lời khuyên của người khác, từ bỏ sự nghiệp và bắt đầu dành toàn bộ thời gian cho con mình. Nhưng trong quá trình này, cô vô cùng lo lắng vài năm nữa không tìm được việc làm nên cô đã tìm mua sách giáo khoa đại học và thi đậu chứng chỉ CPA. Sự nỗ lực của người mẹ đã được con trai ghi nhận và sau đó cậu đã chăm chỉ học tập. Cậu bé không muốn người ta nói mình không xứng đáng là con của mẹ. Có một câu nói mà tôi luôn đồng tình: kỷ luật của cha mẹ là nền tảng, sự tự giác của con là mục tiêu đặt nền móng vững chắc thì không sợ đất rung chuyển. Cách tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển của trẻ là không bao giờ buông lơi trẻ. Cha mẹ nên đặt vai trò của mình lên hàng đầu và giúp con mình hoàn thiện bản thân để đạt được mục tiêu của mình từng chút một. TC (st) 15.9.23 |
|
└(≣) CHA MẸ VÀ CON CÁI cách đây 1 năm #23300
|
Sự thiện lương là câu chuyện cảm động nhất của đời người
Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo.” Nghĩa là: Nước là thiện nhất. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ thấp cho nên gần với Đạo. Người thiện lương, nhân ái cũng khiêm tốn giống như nước vậy, không cần tranh giành với ai mà tự được mọi người coi trọng, thâm trầm bình ổn lại làm nên đại sự. 1. Lòng nhân ái của người mẹ sẽ giúp con thành công Tan học, một đứa trẻ vui vẻ trở về nhà, trịnh trọng đưa lá thư cho mẹ và nói: “Thầy giáo bảo đưa cho mẹ đọc ạ”. Người mẹ bối rối cầm lấy lá thư, mở ra đọc, những dòng nước mắt chảy dài trên má. Đứa trẻ thấy vậy, bối rối hỏi: “Mẹ ơi, thầy giáo nói gì vậy?” Người mẹ lau nước mắt, nghẹn ngào nói: “Con của bà là một thiên tài. Vì ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin bà hãy tự kèm cặp con trai mình”. Đứa nhỏ nghe xong liền vô cùng vui mừng. Nhiều năm sau, đứa trẻ đó đã tạo ra hơn 2000 phát minh trong đời và nắm giữ hơn 1000 bằng sáng chế. Ông đã có những đóng góp to lớn cho xã hội và được tạp chí uy tín của Mỹ “The Atlantic Monthly” vinh danh ở vị trí thứ chín trong số “100 người có ảnh hưởng đến nước Mỹ”. Ông ấy là nhà phát minh vĩ đại Thomas ALva Edison nổi tiếng thế giới, nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Sau khi mẹ mất, khi Thomas đang xem lại các kỷ vật của gia đình, vô tình phát hiện một tờ giấy gập nhỏ, chiếc phong bì quen thuộc khơi dậy trí tò mò của ông, thì nhận ra đó là bức thư của thầy giáo năm nào. Trong đó viết: “Con của bà là một đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho em ấy đến trường được nữa”. Nhìn thấy điều này, Edison bật khóc nức nở, ông viết trong nhật ký: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ nhưng nhờ người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”. Khi dạy dỗ con cái, người mẹ chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời con, vì vậy hãy để con cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến đó. 2. Lòng nhân ái là đức tính cao đẹp nhất của con người Trong tiệc cưới, một người đàn ông trung niên nhận ra giáo viên cấp hai của mình nên bước tới và kính cẩn nói: “Xin chào thầy! Thầy còn nhận ra em không?” Thầy nói: “Xin lỗi, tôi thực sự không nhớ nổi.” Học sinh nói: “Thưa thầy xin suy nghĩ lại, em là học sinh đã trộm đồng hồ của bạn cùng lớp trong lớp”. Thầy giáo nhìn cậu học trò trước mặt, lắc đầu nói: “Tôi thật sự không nhận ra cậu.” Học sinh này nói tiếp: “Lúc đó thầy yêu cầu cả lớp đứng quay mặt vào tường, sau đó yêu cầu từng học sinh dùng khăn tay che mắt, sau đó thầy lục túi từng người một. Khi thầy tìm thấy chiếc đồng hồ trong túi của em, em tưởng mình sẽ bị thầy khiển trách nặng nề và xử lý nghiêm khắc, từ nay trở đi, em sẽ không bao giờ ngẩng cao đầu được trong lớp nữa, điều này sẽ để lại một dấu ấn khó phai mờ trong em. Nhưng mọi chuyện không như em tưởng tượng, thầy lấy chiếc đồng hồ ra khỏi túi em lặng lẽ rồi trả lại cho chủ nhân chiếc đồng hồ. Thầy yêu cầu cả lớp ngồi lại chỗ cũ và tiếp tục buổi học. Cho đến ngày em tốt nghiệp và ra trường, chuyện trộm đồng hồ cũng không hề được nhắc đến”. Điều này khiến em rất biết ơn thầy, em đã chăm chỉ học tập và cuối cùng lấy được bằng tiến sĩ và trở thành một nhân tài có ích cho đất nước. Thầy ơi bây giờ thầy nhớ em rồi phải không?”. Thầy giáo khẽ mỉm cười nói: “Làm sao tôi có thể nhớ ra em? Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau giữa các bạn trong lớp, đồng thời để không ảnh hưởng đến ấn tượng của em với mọi học sinh trong lớp, tôi cũng bịt mắt mình để tìm kiếm.” Học sinh nghe xong nước mắt lại trào ra, ôm chặt thầy vào lòng, không nói được lời nào, hai người chỉ im lặng ôm nhau… Cho người một không gian để ở, cho người khác cơ hội để sửa sai, không chỉ là trí tuệ của thầy mà còn là cảnh giới cao cả của lòng nhân ái. 3. Sức mạnh của tình yêu thương Thật trùng hợp, một ngày nọ, một tài xế taxi da đen trung niên đón một bà mẹ da trắng và người con trai, thấy khuôn mặt của người tài xế có màu khác và hoàn toàn khác với mình, đứa trẻ bối rối hỏi người mẹ: “Tại sao da của anh tài xế lại khác với chúng ta vậy ạ?” Người mẹ vui vẻ trả lời: “Để làm cho thế giới trở nên đầy màu sắc, Chúa đã tạo ra con người với nhiều màu sắc khác nhau!” Khi đến nơi, người tài xế da đen không chịu lấy tiền và nói với vẻ biết ơn: “Hồi nhỏ tôi cũng từng hỏi mẹ câu hỏi tương tự, nhưng mẹ tôi nói: “Chúng tôi là người da đen và số mệnh là những kẻ kém cỏi. Nếu mẹ tôi cho tôi câu trả lời như bà nói, có thể hôm nay tôi đã là một người khác”. Có câu nói rằng: “Một lời nói có thể khiến người ta thành công, và một lời nói có thể hủy hoại một người”. Mẹ của Mạnh Tử đã nổi tiếng qua mọi thời đại và là một cái tên quen thuộc, chính vì khả năng “dạy người” phi thường của bà. Thùy Dung biên dịch |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây