Chào Khách quý
|
Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÁNG SUY GẪM cách đây 8 tháng #23416
|
KHÔNG CẦN DẠY CON TỬ TẾ
Chị kéo tay con trai nhỏ cố chạy thật nhanh đến trước cổng nhà vệ sinh nhưng không kịp. Một bãi nôn nhầy nhụa dưới sàn. Bao đôi mắt ái ngại, sợ hãi. Một số quan khách, nhanh chân bước tránh sang hai bên. Chị xấu hổ, vội trách mắng con. - Mẹ đã bảo ăn ít thôi mà không nghe… Có tiếng cô lao công lớn tuổi, cắt ngang. - Không sao đâu! Để đó, cô dọn cho. Ở đây, người lớn còn ói mửa tràn lan, đừng trách gì trẻ nhỏ! Tức thì, cô nhanh nhẹn ném mớ giấy lên bãi nôn. Một tay cô vừa đổ nước lau sàn, một tay vừa cầm bàn chải cọ rửa, một chốc sàn nhà đã sạch tinh tươm trở lại. Nhà hàng rộng, khách khứa ra vào đông đúc. Cô lao công cũng đã quen với cảnh thực khách say xỉn, xả tràn lan ra sàn nhà, bồn rửa tay…Công việc của cô mỗi ngày là ở đây túc trực, lau dọn, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ nên chẳng bao giờ cô dám bực dọc, nhăn nhó khách. Biết vậy nhưng chị vẫn lấy làm áy náy. Khi con trai lay tay chị, nhắc nhở đi về. Chị lần trong túi xách, lấy ra bịch bánh, đưa cho con. - Con mang lại biếu bà, nhớ cảm ơn bà nhé! Cậu con trai phụng phịu, vẻ không vui. Món bánh mà cậu yêu thích, hiếm khi mới được dì mua cho. - Hôm sau, mẹ sẽ nhờ dì mua lại gói mới cho con! - Mẹ hứa nhé! - Mẹ hứa… Chị đưa ngón tay lên móc ngoéo. Thằng nhỏ cười rạng rỡ, nhanh nhẹn lấy gói bánh, chạy về phía cô lao công. Chẳng biết nó nói gì nhưng nhìn từ xa, chị thấy cô nhận gói bánh, đôi mắt tỏa ra niềm vui thích. - Có phải vì con ói ra sàn nhà, phiền bà dọn nên mẹ biếu bánh cho bà không? Trên đường đi trở ra quán, cậu con trai nắm tay chị hỏi dò. Chị khe khẽ gật đầu. Một làn gió nhẹ vờn tóc hai mẹ con. Thằng nhỏ đu tay mẹ, nhịp chân sáo. Khoảnh khắc ấy, lòng chị ngập tràn hạnh phúc. Một ký ức bồi hồi ngày xưa trở về. Một buổi chiều mưa lâm thâm, có một ông ăn mày, đội nón lá rách tơi tả, đeo một cái túi lác cũ kỹ. Ông đến xin gạo nhà chị. Đang cuốc giở luống đất trước nhà, bố chị dừng cuốc, nhắc con gái vào bếp xúc gạo cho ông. Khi mở nắp lu gạo ra, chị hụt hẫng. Chỉ còn vỏn vẹn có 2 lon gạo. Chị xị mặt, đi ra, nói nhỏ vào tai bố. Nhưng bố chị mỉm cười, bảo con gái: “Cứ chia cho ông một lon, còn chừa lại nhà mình một lon, tối bố nấu cháo…gà cho các con ăn”. Bố nói dối để chị vui vẻ, xúc gạo cho ông già ăn mày, chứ chị biết thừa, nhà làm gì có gà mà nấu cháo. Đó là những tháng ngày, nơi vùng quê hẻo lánh, cuộc sống của bà con nông dân như gia đình chị luôn trong cảnh đói mòn, đói mỏi, chạy ăn từng bữa. Bao năm qua, ký ức về chiều mưa năm xưa, bố chia lại lon gạo cho ông lão ăn xin ấy vẫn hằn sâu trong tâm trí chị. Để khi trưởng thành, chị nhận ra, không cần dạy con tử tế bằng lời nói, chỉ cần cha mẹ sống tử tế là đủ. Bởi chị tin vào câu: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”. |
|
└(≣) PHẦN THƯỞNG XỨNG ĐÁNG cách đây 6 tháng, 2 tuần #23470
|
PHẦN THƯỞNG XỨNG ĐÁNG
Một sinh viên ra trường thất nghiệp đã lâu, không tìm được việc làm. Sáng hôm đó, anh uể oải thức dậy, lục mãi trong ví chỉ còn 10 dollars cuối cùng. Anh rửa mặt thay đồ rồi lang thang trên phố, hy vọng tìm được bất cứ công việc gì có thể. Nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Đến khi thấy đói, anh ghé vào một quán ăn nhanh để mua một phần ăn cuối cùng và ly soda. Anh vừa lấy được phần ăn nóng hổi ngồi xuống bàn, chưa kịp cắn một miếng thì trước mặt anh bỗng xuất hiện một ông lão ăn xin dẫn theo 2 đứa cháu. Trông họ thật tồi tàn, dơ bẩn và đói lả. Ông lão van xin anh vì ông cháu họ đã nhịn ăn gần cả tuần rồi. Những đứa trẻ thèm thuồng nhìn cái bánh hamburger anh đang cầm trong tay . Chàng thanh niên nhìn lại mẩu bánh, anh cũng đói nhưng anh biết họ còn đói hơn anh. Anh cầm cả khay thức ăn đưa hết cho ông lão. Ông lão ăn xin cảm ơn rối rít, rồi lục trong túi xách rách nát đưa cho anh một đồng xu cổ và nói: "Cảm ơn lòng tốt của anh, xin hãy nhận cho lòng biết ơn của chúng tôi". Anh chẳng biết làm được cái gì với đồng tiền cổ này, nhưng cũng nhận lấy nhét vào túi cho ông lão yên tâm. Chàng thanh niên thất thểu bước ra khỏi quán. Giờ thì anh thật sự đã chẳng còn gì nữa. Không tiền, không việc, không hy vọng cùng cái đói đang gặm nhấm bao tử .. Anh đi xuống bờ sông, tìm một chỗ mát dưới gầm cầu, và định nằm đó cho đến khi được lên thiên đàng. Khi loay hoay dọn dẹp xong chỗ nằm, chợt thấy một mẫu báo rách, anh cầm nó lên đọc. Trên báo có mẩu tin: một trung tâm mua bán đồ cổ rao thu mua tất cả những đồng tiền cổ với giá cao. Anh moi trong túi ra đồng tiền khi nãy ông lão ăn xin đưa cho anh, ngắm nghía một hồi hy vọng biết đâu nó cũng giúp anh mua được vài thứ để nhét vào bụng. Nghĩ vậy nên anh bò dậy và cầm mẩu báo đi tìm địa chỉ. Khi anh đến nơi và chìa tay đưa ra đồng tiền, một chuyên viên trong cửa hàng xem xong gọi ông chủ đến. Ông chủ đem ra một cuốn sách cũ to tướng, rồi cùng anh và người chuyên viên lục tìm mẫu đồng tiền anh đang có. Sau khi tra cứu niên giám kiểm tra mẫu đồng tiền đó, cả 3 người té ngửa khi biết nó có giá .. 3 triệu dollars. Anh mất cả ngày hôm đó để hoàn tất thủ tục mua bán, và sáng hôm sau anh bước ra khỏi nhà với tư cách là người chủ tài khoản ngân hàng với 3 triệu dollars. Anh vui mừng chạy ngay đến quán ăn mà anh đã gặp 3 ông cháu ăn xin lần cuối. Nhưng khi hỏi toàn bộ nhân viên và ông chủ cửa tiệm, không ai biết tung tích của ông lão ăn xin. Chỉ có một nhân viên đưa ra một mảnh giấy, nói là ông lão có viết để lại cho anh. Anh mừng rỡ mở ra xem, hy vọng đây là tin nhắn giúp anh tìm được họ. Nhưng trên mảnh giấy chỉ vỏn vẹn có vài hàng: "Cảm ơn lòng tốt của anh bạn trẻ. Anh đã cho chúng tôi tất cả những gì anh có khi anh đã không còn gì nữa. Vậy nên - anh xứng đáng để nhận lại phần thưởng từ Chủ Nhân Của Thiên Đường" ... ❤ St |
|
└(≣) NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÁNG SUY GẪM cách đây 5 tháng, 1 tuần #23501
|
Bữa ăn tối với mẹ
Sau 17 năm chung sống, vợ tôi bỗng muốn tôi đưa một người phụ nữ khác đi ăn tối và xem phim. Cô ta nói: “Em yêu anh, nhưng em biết người phụ nữ khác cũng rất yêu thương anh và rất muốn có những khoảng thời gian ở bên anh”. Người phụ nữ mà vợ tôi nói đến đó chính là Mẹ tôi, hiện đang sống cô đơn từ 20 năm qua. Thế mà tôi, vì bận công tác và chuyện gia đình nên thỉnh thoảng tôi mới đến thăm bà. Đêm đó, tôi gọi điện để mời bà đi ăn và xem phim: - Có chuyện gì không con? Gia đình con ổn cả chứ? Bà lo lắng hỏi. Mẹ tôi thuộc người phụ nữ hay lo lắng, cho rằng một cú điện thoại muộn hay một lời mời bất ngờ luôn là dấu hiệu báo trước của những chuyện không lành. Tôi trả lời: - Con nghĩ rằng con sẽ rất vui được ở bên mẹ một lúc, chỉ hai mẹ con mình thôi”. Mẹ tôi suy nghĩ một lát rồi nói: - Mẹ cũng rất thích điều đó. Chiều thứ sáu, sau khi tan sở, tôi lái xe đến đón mẹ tôi. Khi đến nơi, tôi nhận thấy mẹ có vẻ bồn chồn náo nức về chuyện mẹ con tôi cùng ăn tối chung với nhau. Bà đứng đợi tôi ở cửa, tóc uốn xoăn và mặc chiếc áo mà bà đã mặc trong lần sinh nhật vừa qua, miệng cười rạng rỡ: - Mẹ khoe với các bà bạn rằng mẹ đã đi ăn tối với con trai của mẹ và họ rất xúc động về điều này. Khi đến nhà hàng, mẹ khoác tay tôi hãnh diện bước vào như thể bà là Đệ nhất phu nhân. Sau khi an vị, tôi đọc menu chọn món vì mẹ tôi chỉ đọc được chữ to mà thôi. Tôi bất chợt ngước lên và bắt gặp mẹ tôi đang nhìn tôi âu yếm. Một nụ cười thoáng hiện trên môi bà. - Khi còn bé, chính mẹ phải đọc menu chọn món. Tôi trả lời: - Bây giờ đến lúc mẹ nghỉ ngơi để con đáp lễ cho mẹ chứ. Trong suốt bữa ăn, mẹ con tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, những kỷ niệm xa xưa từ thuở nảo thời nao. Thế nhưng mẹ tôi rất thích và ngồi nói suốt đến nỗi chúng tôi trễ mất buổi chiếu phim. Khi về đến nhà mẹ tôi nói: - Mẹ sẽ đi ra ngoài với con một lần nữa, nhưng lần này phải để mẹ mời. Tôi gật đầu đồng ý. - Bữa ăn tối của anh với mẹ thế nào? Vợ tôi hỏi khi tôi về đến nhà. - Tuyệt vời, hơn cả mức anh tưởng! Vài ngày sau, mẹ tôi qua đời vì bệnh tim. Chuyện đó xảy ra bất ngờ đến nỗi tôi chẳng có cơ hội để làm điều gì đó cho mẹ tôi. Một thời gian sau, tôi nhận được một lá thư, trong đó có bản sao hóa đơn của nhà hàng, nơi mà mẹ con tôi đã ăn bữa tối cuối cùng với nhau, kèm theo vài dòng chữ: “Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc mẹ có thể đi ăn với con nữa hay không, nhưng không sao, mẹ đã trả tiền cho hai phần ăn: một phần cho con và một phần cho vợ con, con có thể nào hình dung được bữa ăn tối hôm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ đâu. Mẹ yêu con, con trai của mẹ”. Sưu tầm CÁCH LÀM TỪ THIỆN *Nam tài tử điện ảnh Ấn Độ Amir Khan làm từ thiện rất lạ. Anh ấy tặng cho mỗi người nghèo 1 kg bột mì... Và chỉ vậy thôi? Mỗi người 1 kg? Vì chỉ có một ký bột mì nên nhiều người thậm chí không đến nơi phân phát bột mì. Họ không chấp nhận điều đó, bởi vì họ cho rằng không xứng đáng. Có lẽ họ không muốn lãng phí thời gian của họ. Chỉ những người thực sự cần sự giúp đỡ mới đến, những người mà một ký bột mì này quan trọng với họ. Hóa ra tất cả những người nhận sự giúp đỡ này đều tìm thấy khoảng 15 ngàn ruppi trong trong bao bột mì (khoảng 200 đô la). Nói cách khác, tiền đã được trao đến những người thực sự cần nó. Ba đặc điểm của người có trí tuệ cao 1. Khả năng "Nhìn thấu nhưng không vạch trần" Nhiều người thường lầm tưởng rằng trí tuệ cao nghĩa là luôn tỏ ra thông minh, sắc bén hay luôn tìm ra được lỗi lầm, vấn đề của người khác. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Người trí tuệ cao thực sự là người có khả năng “Nhìn thấu nhưng không vạch trần”. Họ sở hữu lòng bao dung rộng lớn, tựa như đại dương dung nạp muôn vàn dòng sông. Bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu rằng: "Nước trong quá thì không có cá. Người xét nét quá thì khó kết giao bằng hữu." Họ hiểu rằng, trên cuộc đời này không gì là toàn hảo tuyệt đối, ai cũng có thể mắc sai lầm. Vậy nên, thay vì vạch trần lỗi lầm của người khác, họ chọn cách tha thứ và chấp nhận. Bởi tha thứ không chỉ là cho người khác cơ hội mà còn mang lại sự an yên cho chính tâm hồn mình. 2. Luôn tránh xa chuyện thị phi - Giữ lấy bình an nội tâm "Tranh cãi đúng sai, hơn thua là việc làm vô nghĩa nhất trong cuộc đời này." - Câu nói này như lời cảnh tỉnh cho những ai thường xuyên vướng vào những mâu thuẫn và tranh cãi không đáng có. Người trí tuệ cao hiểu rằng, việc tranh cãi, hơn thua không mang lại lợi ích gì cho bản thân hay người khác. Cuộc đời vốn dĩ ngắn ngủi, việc lãng phí thời gian và năng lượng vào những điều tiêu cực chỉ khiến bản thân và người khác thêm mệt mỏi, tiêu cực và tổn thương. Vậy nên, thay vì lãng phí thời gian và năng lượng vào những cuộc đua tranh vô nghĩa, người trí tuệ cao sẽ chọn tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Họ là người biết dành thời gian ưu tiên cho việc học hỏi, trau dồi kiến thức, phát triển bản thân và lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tích cực đến cộng đồng. Nhờ vậy, họ luôn giữ được tâm trí thanh thản, an yên để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn cho cuộc sống của mình và mọi người xung quanh. 3. Có lập trường riêng - Không chạy theo đám đông "Trí tuệ là khả năng nhìn thấu bản chất của sự việc." - Người trí tuệ là người không chạy theo đám đông, không dễ dàng bị lung lay bởi những xu hướng nhất thời. Trước mọi biến động của cuộc sống, họ luôn giữ cho mình sự điềm tĩnh, ung dung. Họ không vội vàng tin tưởng hay làm theo mọi thứ mà người khác nói hay làm. Thay vào đó, họ dành thời gian để tìm hiểu, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên sự quan sát đa chiều và lập trường riêng của bản thân. Người trí tuệ sở hữu khả năng nhìn thấu bản chất sự việc, phân tích vấn đề một cách khách quan và đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, họ luôn vững vàng trước mọi thử thách, bão giông, và đạt được thành công trong cuộc sống. --- Trí tuệ là điều có thể được trau dồi và phát triển thông qua việc tu dưỡng trong mỗi hoạt động hàng ngày. Để phát triển trí tuệ, bên cạnh việc tự trau dồi kiến thức, hãy học cách chấp nhận, tha thứ cho bản thân và cho người khác, tránh xa những chuyện thị phi và luôn tỉnh táo, quan sát đa chiều với mọi việc trong đời sống. Làm được những điều này, bạn sẽ dần trở nên trưởng thành, sáng suốt, bản lĩnh hơn và ngày càng tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Sưu tầm Con gái kết hôn mà không được sự đồng ý của cha, sau đó lại ly hôn. Hai cha con vì vậy mà không nhìn mặt nhau. Con gái nghèo khó chật vật nuôi một đứa con nhỏ. Mẹ thương con gái, khuyên con nhân lúc cha đi bộ thì dắt cháu đến nhà ăn bữa cơm. Vậy là con gái nhân lúc cha đi vắng, thường xuyên dẫn con về nhà mẹ ăn cơm. Cho đến một hôm trời mưa, hai cha con vô tình gặp nhau ở trong sân. Tránh cũng không được, người cha bối rối nói: “Lần sau về nhà ăn cơm không cần phải lén lén lút lút nữa, hại cha mưa to cũng phải đi ra ngoài!”. Cha lúc nào cũng âm thầm yêu thương con, cho dù con làm sai điều gì, cha đều tha thứ vô điều kiện. ???? Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng. Một hôm như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma. Sau này anh thi đỗ vào một trường nổi tiếng, nhân dịp này bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu rồi mới nói: “Hôm đó cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn, nên ngồi ở chân tường cả một đêm”. Có tình thân, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng tiến lên phía trước. Tất cả những gì chúng ta làm, đều là vì thân nhân của mình, hi vọng tất cả những đứa con đều thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ. ???? Hôm nay thấy cha tự nhuộm tóc ở nhà. Tôi liền hỏi: “Cha, cha sắp 60 tuổi rồi còn nhuộm tóc làm gì? Hay là vẫn muốn thử vận đào hoa?” Cha nói: “Lần nào trước khi về quê cha đều nhuộm tóc đen, như vậy bà của con thấy sẽ nghĩ rằng cha còn trẻ, và bà vẫn chưa già”. Quan tâm con cái, chăm sóc cháu chắt là lẽ đương nhiên, nhưng cũng đừng quên những người cha mẹ già của chúng ta. ???? Trong họ có một tiền bối cùng thế hệ với ông nội, đã 70 mấy tuổi rồi, vậy mà lại cùng một đứa trẻ khoảng năm sáu tuổi ngồi chơi bắn bi trên mặt đất, lại còn hò hét ầm ĩ. Kết quả là đến tai bà cụ, cụ mang cả nạng ra định đánh ông, ông vùng dậy té chạy. Cuối cùng cũng bị cụ bắt kịp, ngoan ngoãn khép nép chịu đòn. Sau đó ông mới cười nói: “Nếu không phải sợ mẹ ông bị ngã, thì còn lâu bà ấy mới bắt kịp ông được nhé…” Cho dù là bao nhiêu tuổi, mẹ luôn là sự hiện diện ấm áp nhất, là người đáng để chúng ta dùng cả đời chăm sóc. ???? - Cha: “Con trai, con thấy cha khoẻ không?” - Con: “Khoẻ” - Cha: “Con thấy Kungfu Thiếu Lâm lợi hại không?” - Con trai: “Rất lợi hại” - Cha: “Nếu như cha cạo đầu, luyện Kungfu Thiếu Lâm có được không?” - Con trai vỗ tay: “Rất tốt ạ!” Ngày thứ hai, con trai thấy cha cạo trọc đầu, vui vẻ nói: “Cha cố lên, nhất định sẽ luyện thành cao thủ”. Hôm đó, là trước khi cha hoá trị một ngày… ???? Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân đưa lên cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 35 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba… Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi 100 ngàn, ba hỏi: “Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp: “Cho ba bớt 2 ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng… ???? Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”. Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa. Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng. Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện. Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc. ???? Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng. NIỀM HẠNH PHÚC THẬT THIÊNG LIÊNG... ???? Khi ba mẹ qua đời, anh trai là chỗ dựa duy nhất của cô bé. Cô ngoan ngoãn nghe lời anh vì sợ rằng anh cũng sẽ bỏ cô mà đi. Một buổi sáng kia khi tỉnh dậy, cô bé không tìm thấy anh đâu nữa. Trong lòng cô chỉ còn niềm oán hận với người anh bạc bẽo của mình, cho đến một ngày hiểu ra sự thật cô mới òa khóc… Năm cô 6 tuổi, cô mất cả ba lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội. 6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì ba mẹ không quay về. Cô còn một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống cha. Lúc ba mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi. Suốt ngày cô đều theo sau anh trai đòi ba, đòi mẹ; cô không thích ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn rúm anh trai giặt,… Kể từ ngày hiểu ra rằng ba mẹ mãi mãi không về, cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai vì sợ anh lại bỏ cô mà đi Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to: “Em muốn gặp mẹ!”. Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong mền ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói: “Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, ba mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”. Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được ba mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình. Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày ba mẹ mất. Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm ba mẹ vậy. Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào ba mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô. Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi ba mẹ như trước nữa. Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng ba mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô. Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô. Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh. Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa. Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ. Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của ba mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi ba mẹ rời đi. Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai không cần cô nữa. Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như ba mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương. Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô không dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa. Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hòa toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô. Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều. Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói: “Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?” Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ: “Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”. Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói nhưng cô đã đi về phòng mất. Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan mộng tưởng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không thể tha thứ cho anh trai mình. Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11. Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, cha nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau. Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của cha mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng: “Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”. “Không được, con Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đậu Đại học”. Tiếng nói của cha nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán. “Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đưa ăn học cùng một lúc chứ?” Mẹ nuôi nói. Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, ba mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa. Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đậu và ba nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học. Cô vẫn kiên quyết: “Con không thi đâu, con quyết định rồi!”. Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra: “Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”. Cô ngẩn người. 11 năm sau, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình. Ba mẹ nuôi nói với cô: “Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho ba mẹ. Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho ba mẹ bởi nó tin rằng ba mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bồng, sau đó nhìn con và hứa rằng: “Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”. “Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, ba mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là ba mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...” Ba mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc. Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được. “Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”. Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh. Một năm sau, cô thi đậu và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể. Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô nhìn thấy một bức ảnh trên mạng: “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu miệng, bị mất một tay đang sửa xe đạp…” Khi nhìn thấy dòng chữ ghi tên Nam, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh trai mình sao? Đúng rồi, là anh ấy. Cô xem tiếp: “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”. Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện. Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, bất chấp tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ. “Cô gái, cô...” Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy cô, cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh. “Anh à, em là Mai đây!...” Cô vội vàng ôm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều… ********* Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi...!. St. GIA ĐÌNH LÀ GÌ ? Người Mỹ dùng danh từ “FAMILY” trong khi người Việt gọi là “GIA ĐÌNH”. Mời bạn đọc mẫu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của “Family” như thế nào. Tôi va phải một người lạ trên đường phố khi người này đi qua. Tôi nói: “Ồ xin lỗi”. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp, cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. Tôi cau mày nói: “Tránh ra chỗ khác”. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy! Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình, con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”. Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?” Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”. Thế danh từ “family” có nghĩa gì? FAMILY = Father And Mother, I Love You. (GIA ĐÌNH = Ba và Mẹ ơi, con yêu Ba Mẹ.) Bạn cảm động khi đọc mẫu chuyện nói trên, chắc hẵn rồi! Mời bạn đọc thêm một câu chuyện có thật khá cảm động khác dưới đây: Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết. Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt dập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó… Với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi các ngón tay con đâu rồi?” Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần. Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình…., ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe….. thằng bé đã viết: “Con Yêu Bố, Bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử… Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. Đồ vật được sản xuất để SỬ DỤNG và con người được thọ tạo để YÊU THƯƠNG….Vấn nạn của một phần thế giới hôm nay lại là…. Con người bị SỬ DỤNG còn đồ vật thì được YÊU THƯƠNG !!! Sưu tầm NGHỊCH LÝ CUỘC ĐỜI 1. Khi bạn Im Lặng, Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết lắng nghe, Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn khinh người. 2. Khi bạn Nói Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết chia sẻ, Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn nói nhiều. 3. Khi bạn nói về những điều to lớn, Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn đang truyền cho họ cảm hứng, Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn đang “nổ”. 4. Khi bạn nói về những điều rất đời thường, Những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn giản dị, Những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn tầm thường. 5. Khi bạn hy sinh, Những người yêu thương bạn sẽ nói “cảm ơn”, Những kẻ ghét bạn sẽ nói “đạo đức giả”. 6. Khi bạn sống thật, Những người yêu thương bạn sẽ tha thứ và yêu thương bạn nhiều hơn, Những kẻ ghét bạn sẽ lại càng căm ghét bạn hơn. Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình. Đừng cố uốn mình theo ..''những con mắt trần gian'' đeo cặp kính màu, điều đó sẽ làm cho bạn không còn là bạn nữa. Khi thương nước đục cũng trong Khi ghét nước sạch giữa dòng cũng dơ!! |
|
└(≣) NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÁNG SUY GẪM cách đây 4 tháng, 2 tuần #23506
|
NHÀ MẸ !
- Con ơi! Mẹ muốn về nhà. Vừa bước vào căn phòng trong viện dưỡng lão, bà nắm tay người con trai và kéo ngược ra cửa. - Ở đây có nhiều bạn cho mẹ nói chuyện, có người nấu cơm cho mẹ ăn và có y tá chăm sóc tốt hơn ở nhà mẹ à. Con trai đáp nhỏ nhẹ. Bà nhìn quanh căn phòng, vẫn nắm chặt tay con trai không chịu buông tay ra và nói tiếp. - Mẹ hứa về nhà sẽ ngoan ngoãn, làm hết việc nhà và không làm vợ con ghét bỏ. Con trai ứa nước mắt, đỡ bà ngồi xuống chiếc giương nhỏ và đặt túi hành lý lên chiếc bàn được kê cạnh cửa sổ. Anh ngồi xổm, hai tay nắm lấy đôi bàn tay gân guốc chỉ còn xương với da, lòng nhói đau nhưng miệng vẫn cố gắng mỉm cười, tay chỉ qua phía cửa sổ và nói. - Mẹ xem kìa! Ngoài kia là cả một vườn hoa hồng vàng mà mẹ thích. - Mẹ không thích nữa, vợ con đã chặt bỏ hết rồi. Mẹ muốn về nhà với cháu. Bà khóc thút thít. Anh buông tay bà và bước nhanh ra cửa. Ba mất khi anh tám tuổi, bà một mình nuôi con. Là nhân viên một cửa hàng bách hoá, đồng lương gói gém lắm chỉ vừa đủ cho hai mẹ con. Nhà ngoại, gia đình khá giả nên mẹ được học hành tử tế, về mặt nữ công gia chánh thì không chê được chỗ nào. Bà nhận đồ may, thêu làm thêm vào buổi tối. Thỉnh thoảng có người đặt làm bánh khéo bà cũng nhận làm. Bà dành dụm, chắt cóp cả tuổi thanh xuân và ông bà ngoại cũng phụ thêm, bà mua được một căn nhà có mảnh vườn nhỏ để trồng rau củ cải thiện cho bữa ăn, phần dư đem ra chợ bán. Bà không quên chừa một mảnh đất nhỏ cạnh cửa sổ trồng toàn hoa hồng màu vàng, loài hoa mà bà yêu thích nhất. Vừa đẹp, giỏi lại vén khéo nên rất nhiều người muốn kết tóc se duyên nhưng bà đều khước từ và ở vậy nuôi con cho tới ngày khôn lớn. Anh học xong đại học, có việc làm bà mừng rơi nước mắt. Ngày anh lấy vợ, mấy đêm liền bà không ngủ, sắp sắp, xếp xếp xem còn thiếu những thứ gì? Ngày có cháu trai đầu lòng, bà bế cháu suốt như con mọn để con dâu thảnh thơi mau lại sức để còn đi làm. Mọi việc trong nhà bà đều kham hết. Cách 10 năm, đứa cháu thứ hai ra đời. Bài cũ vẫn cứ tái diễn nhưng lúc này bà hơi còm, không còn nhanh nhẹn như trước nên con dâu cứ càu nhàu hết chuyện nọ, xọ chuyên kia. Chuyện lớn, chuyện nhỏ nào cũng không hài lòng rồi sinh ra nói xỏ xiên đủ điều. Bà cố đè nén trong lòng và khóc thầm mỗi tối khi đi ngủ. Bà sợ con trai biết rồi khó xử giữa mẹ và vợ. Chất chứa trong lòng nhiều năm tháng, bà sinh ra ít nói, lãng tai và đãng trí. Chuyện gần nhất, mãi mê chăm sóc vườn rau, quên giờ giấc. Khi nhớ ra, bà chạy đi nấu cơm để kịp vợ chồng và cháu trai về có ăn. Đứa cháu nhỏ, con dâu tiếc tiền không gửi nhà trẻ để nhà cho bà trông coi. Nó chơi ngoài vườn, ngã vào bụi hoa hồng, mình mẩy bị gai đâm, nó khóc thét ngay lúc vợ chồng anh về. Con dâu mắng nhiếc bà thậm tệ, lấy cuốc ra guồng hết đám hoa hồng. Lên mâm cơm, hớp miếng canh cô nhăn mặt , đẩy nguyên tô canh vào người bà. Nước canh nóng làm bà bị phồng đỏ ở mu tàn tay. Hồi chiều, lúc đang nấu canh, nghe đứa cháu nhỏ khóc bà chạy ra xem, con dâu mắng nhiếc ầm lên, rối tung lên làm bà loạn trí. Canh nêm xong, lúc trở vào bà lại bỏ thêm tí muối. Tối hôm đó, vợ chồng anh cãi nhau, cô nhất quyết đưa bà đi viện dưỡng lão hoặc là ly dị. Suy đi nghĩ lại thấy tội cho con nên sáng hôm sau anh đưa mẹ đến viện dưỡng lão. Hai tuần sau, anh tranh thủ ghé qua thăm mẹ. Khi bước đến cửa anh thấy mẹ như già thêm mười tuổi, người teo tóp lại. Tay bà đang mân mê chiếc áo lạnh nhỏ xíu màu đỏ có liền nón, phần trên có hai tai thỏ, chiếc áo này bà đan cho anh mặc ngày còn nhỏ xíu. Lâu quá anh không thấy sao hôm nay lại ở trong tay bà. Anh rớt nước mắt, bước lại ôm vai bà và nói. - Chiếc áo lâu nay con không thấy. Mà hôm soạn đồ cho mẹ vào đây con cũng không thấy. Sao giờ trong tay mẹ? Bà quay lại nhìn anh một lúc và mỉm cười mà nước mắt còn đọng lại hai bên khoé mắt. - Mẹ đã cất kỹ mà sao vợ con thấy, nó đem bỏ thùng rác. Tình cờ đổ rác, mẹ nhặt lại, giặt sạch và mang giấu trong mấy cái xong nồi cũ ít dùng. Hôm đi, mẹ lén giấu trong người nên không ai biết. Bà nói chầm chậm. Đoạn bà bước khỏi giường và ngồi bẹp xuống nền nhà, tay nắm lấy tay con trai van nài. - Mẹ van con. Cho mẹ về nhà đi. Mẹ muốn về nhà... vừa nói bà vừa chắp hai tay xá anh. Tim nhói đau như ngàn kim đâm vào, anh khóc nấc lên như trẻ nhỏ. Đỡ bà ngồi lên giường ngay ngắn và nói dứt khoát. - Dạ được. Con sẽ đưa mẹ về. Anh đã quyết định bằng mọi giá anh phải đưa mẹ về nhà. Nhà của mẹ mà. Trên đường lái xe về, anh suy nghi rất nhiều. Hôm vợ anh một hai kêu mẹ sang tên chủ quyền cho hai vợ chồng, mẹ không muốn con dâu buồn và cũng muốn giữ êm ấm trong nhà nên bà chấp nhận. Nhưng rồi vụ việc xảy ra, hết chuyện nọ tới chuyện kia, rồi bà vào viện dưỡng lão nên chưa ra phòng công chứng được. Vì vậy nhà vẫn còn là nhà của mẹ. Vạn bất đắc dĩ phải ly dị anh cũng chấp nhận. Mẹ chỉ có một trong đời, người bạn đời trăm năm không hiểu, thông cảm và chia sẻ tâm tư vui buồn thì giữ lại làm gì. Lòng anh đã quyết. Anh nhìn vào kiếng chiếu hậu thấy mặt mẹ vui hẵng lên, miệng cười rất tươi như ngày mẹ hãy còn trẻ. Vừa lúc bài nhạc trong máy đĩa cất lên. "Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, Tình Mẹ tha thiết như dòng suối biển ngọt ngào. Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào, Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu..." Tác giả: Nguyễn Đông Ngoạc |
|
└(≣) NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÁNG SUY GẪM cách đây 2 tháng, 1 tuần #23535
|
·
LỜI XIN LỖI CỦA CÔ GiÁO. Sự nhẫn nại củα tôi sắρ cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng ρhải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện trαnh mà cô bé đã mượn củα trường. Đã hơn 3 tuần nαy, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: “Xin lỗi cô, con quên mαng theo”. Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách củα trường. Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớρ dạy chữ miễn ρhí, được mở rα ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới rα trường, đến đây đứng lớρ. Học trò củα tôi là con cái củα những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cάпh đồng ngô cҺάγ nắng. Đα số trẻ con ở đây ρhải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc rα đồng giúρ chα mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hαi chục đứα được chα mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợρ đồng để thoát khỏi nơi này. Sαu khi học hết bộ chữ cái và học ráρ vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện trαnh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trαng, trong một tuần ρhải trả. Vậy mà Nicole cứ lần lữα. Bực mình, một bữα nọ tôi dọα rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hốt hoảng đáρ: “Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên”. Tối hôm đó, mất hαi giờ đồng hồ vượt quα mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole. Người tα chỉ cho tôi một túρ lều vách đất, mái trαnh. Bước tới sάt cάпh cửα đαn bằng thân sậy khéρ hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê α ngắc ngứ: “Bà… tờ… iê nờ iên… tiên… bà tiên…”. “Bà tiên hiện rα và bảo… Đọc lại nào. Chậm thôi”, một giọng trẻ con khác rα chiều bảo bαn. Tôi nhìn quα khe cửα.Khoảng sáu bảy đứα trẻ đầu tóc xoăn tít ngồi xếρ bằng quαnh bếρ lửα. Cạnh chúng là một người ρhụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tαy dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nαy), hαi người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng “i ê nờ iên” đαng mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hαi người ρhụ nữ ᵭάnh vần nốt. “Cô giáo” Nicole đαng háo hức chỉ bảo “học trò”. “Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin”, người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc củα Nicole ρhâп buα, khi tôi đã vào nhà. “Ông bà tôi, chα mẹ tôi, rồi tới các αnh các chị tôi không αi biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời giαn đâu mà học”, người ρhụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lαu mồ hôi lấm tấm trên cάпh mũi. “Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho. Rồi nó rủ thêm mấy đứα con nhà hàng xóm cùng học. Từ chα sinh mẹ đẻ có bαo giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé”, bà củα Nicole ngượng nghịu nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi. Cũng như ở trên lớρ, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào quα tiếng nấc: “Con xin cô, cô đừng đuổi. Con không muốn bị đuổi học”. Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào củα tôi: “Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô. Cô xin lỗi! Sưu tầm! |
|
└(≣) NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÁNG SUY GẪM cách đây 10 tiếng, 2 phút #23570
|
Danh hài Charlie Chaplin kể lại:
"Khi tôi còn nhỏ, có lần tôi đi xem xiếc với cha. Chúng tôi xếp hàng mua vé. Xếp hàng trước chúng tôi là một gia đình nghèo có sáu đứa trẻ, tụi nhỏ rất vui khi nói về gánh xiếc, tới lượt, bố chúng đến quầy hỏi giá vé, khi nhân viên nói với ông ta giá vé, người cha thì thầm vào tai vợ với sự ngại ngùng. Tôi thấy cha tôi lấy 20 đô la trong túi, ném xuống đất, rồi cúi xuống nhặt lên, đặt tay lên vai người đàn ông và nói: "Tiền của ông rơi xuống đây." Người đàn ông nhìn cha tôi và nói với ánh mắt rơm rớm: "Cảm ơn Ngài!" Sau khi họ bước vào rạp, cha tôi nắm tay tôi ra khỏi hàng vì ông chỉ có 20 đô la mà ông đã đưa cho người đàn ông kia. Kể từ đó tôi tự hào về cha. Tình huống này là chương trình đẹp nhất mà tôi từng xem trong đời. Vua hề Charlie Chaplin sống thọ tới 88 tuổi. Ông đã để lại cho chúng ta 4 lời phát biểu như sau: 01. Không có gì là vĩnh cửu trong cái thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta. 02. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy tôi rơi nước mắt. 03. Ngày mất mát nhiều nhất trong đời là ngày chúng ta không cười. 04. Có sáu vị bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là: Mặt trời, Sự nghỉ ngơi, Tập thể dục, Ăn kiêng, Lòng tự trọng, Bạn hữu. Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh. TC (ST)20.11.24 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây