Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
22 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI cách đây 9 năm, 11 tháng #14020

NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI

Dường như để chứng minh lòng thành, những người theo đạo phải trải qua nhiều gian khổ để đến được các ngôi đền, tu viện cheo leo trên vách đá cao ngất này.

1.TU VIỆN METEORA – HY LẠP



Meteora là một quần thể tu viện nổi tiếng thế giới với kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên những đỉnh núi đá sa thạch nằm ở miền Tây Bắc Thessaly, giáp sông Pinios và núi Pindus thuộc trung tâm Hy Lạp.
Vào thế kỷ 14, đế quốc Byzantine trên đà suy yếu và các cộng đồng tu sĩ ở bán đảo Athos ngày càng bị những tên cướp biển Thổ Nhĩ Kỳ bao vây. Họ buộc phải rời bỏ tu viện Iviron trên bờ biển phía Tây của bán đảo để tìm kiếm một ngôi nhà mới an toàn hơn. Họ đã chuyển tới vùng đất mới, nơi có những rừng đá tuyệt vời này làm nơi trú ẩn. Những tu sĩ này bắt đầu xây dựng những tu viện đầu tiên, phải nói rằng quá trình xây dựng những tu viện này rất khó khăn và vất vả, vì tất cả đều nằm trên những đỉnh núi đá cao chót vót.



Các tu sĩ leo lên và xuống chỉ bằng một thang dây mỏng manh nên không tránh khỏi thương vong cũng như tai nạn chết người xảy ra. Với đức tin nơi Chúa, họ vẫn miệt mài, kiên nhẫn xây dựng và cuối cùng cũng thành công với 24 tu viện tráng lệ. Tu sĩ đặt tên cho những tu viện này là Meteora mà trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lơ lửng trong không trung”...
Những tu viện trên núi đá này hình thành nên một cộng đồng dân cư sinh sống sầm uất vào cuối thế kỷ 14. Nhưng cuộc sống thanh bình của cộng đồng nơi đây không được kéo dài lâu khi những thế lực bạo động nổi dậy chống phá, cướp đoạt của cải khiến cho tình trạng rơi vào sự hỗn loạn, suy giảm trầm trọng. Sau đó các tín đồ Kitô giáo đến xây dựng và phục hồi lại các tu viện, nhưng cũng không thể nguyên trạng như ban đầu. Cho đến thế kỷ 18, tu viện Meteora đã trở thành một trung tâm ẩn náu của các chiến binh Hy Lạp. Rồi tu viện lại bị Đức và Ý chiếm đóng trong thế chiến thứ 2, bị cướp bóc và phá hủy.




Ngày nay, quần thể Meteora chỉ còn lại sáu tu viện nguyên vẹn. Lối đi lên tham quan tu viện hiện nay là những bậc thang, thay cho thang dây như trước đây. Vào năm 1998, tu viện Meteora được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Từ đó, tu viện Meteora trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan.

(còn tiếp)

└(≣) NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI cách đây 9 năm, 11 tháng #14129

St GEORGE - TU VIỆN CÔ ĐỘC GIỮA THUNG LŨNG BÓNG TỐI




Wadi Qelt là một hẻm núi đá lớn nằm ở bờ tây sa mạc Judaean, cách Jerusalem (Israel) 20 km và kéo dài đến gần Jerricho, gần biển Chết. Trong thung lũng bị cô lập và cằn cỗi này có một tu viện nổi tiếng mang tên St George được xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Theo các nhà truyền giáo tu viện chứa nhiều giá trị tôn giáo, là nơi mà nhà tiên tri Elijah "thần thánh" được bầy quạ nuôi dưỡng. Muốn vào nơi tôn nghiêm thờ thánh Kito giáo, du khách chỉ có một đường đi duy nhất là cây cầu nối liền Wadi Qelt - nơi được mệnh danh là thung lũng bóng tối.




Tu viện nằm cheo leo giữa các vách núi.

Vào thế kỷ thứ 5, tu viện chính thống giáo này được xây dựng rộng hơn bởi một ẩn sĩ có tên là John Thebes. Thư viện sau đó được đặt tên là St. George, lấy theo tên của một vị tăng lữ nổi tiếng nhất từng sống ở đây - Gorgias.

Năm 614, người Ba Tư tràn qua thung lũng và giết hại 14 vị tu sĩ đang sống ở đó. Xương và đầu lâu của các nhà sư tử vì đạo này ngày nay vẫn có thể được nhìn thấy trong nhà thờ của tu viện. Sau cuộc xâm lược của người Ba Tư, giáo dân ở quanh tu viện đã không dám tới nơi đây và St. George chính thức bị bỏ hoang trong một thời gian dài đến 500 năm.

Đến thể kỷ 12, sau nhiều nỗ lực phục hồi được thực hiện bởi các nhóm thập tự chinh, tu viện đã phần nào hoạt động trở lại. Tuy vậy sau khi những người này bị trục xuất, St George lại trở nên im lìm và vắng bóng người. Năm 1878, một nhà sư Hy Lạp có tên là Kalinikos đã tới đây định cư và từng bước khôi phục lại tu viện. Năm 1901, tu viện được hoàn thiện.




Ngay nay, St George là tu viện hiếm hoi chấp nhận những người hành hương và du khách nữ viếng thăm. Đây là một điều hiếm có, một tiền lệ được thiết lập bởi một người phụ nữ quý tộc ở Byzantine. Trước đó, người phụ nữ này đã tới đây và tuyên bố Đức Mẹ đã ra lệnh cho cô tới đây để chữa lành căn bệnh nan y của mình.

(còn tiếp)

└(≣) NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI cách đây 9 năm, 11 tháng #14248

TU VIỆN PHUGTAL GOMPA - ẤN ĐỘ




Tu viện Phugtal Gompa - Ấn Độ

Tu viện này nằm ẩn mình trong một khoảng rộng của hẻm núi khổng lồ cao tới 3.800 m thuộc dãy núi Himalayas. Phugtal Gompa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, bùn, đá và gỗ từ thế kỷ 12 bởi Lama Gangsem Sherap Sampo. Dù chỉ được làm bằng những vật liệu vô cùng thô sơ trên vách núi cheo leo ở khu Đông Nam Zanskar hẻo lánh, tu viện này đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn còn hoàn hảo cho tới ngày nay. Tu viện có tới 4 phòng thờ, một thư viện, khu giảng đạo, nhà bếp, phòng khách và nơi ở cho khoảng 70 người đang sinh sống tại đây.



Để tới thăm Phugtal, bạn chỉ có thể đi bộ vì không có một phương tiện nào có thể tiếp cận được nơi này. Lộ trình leo núi khám phá Phugtal thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày, và đi qua một số ngôi làng nhỏ xứ Ấn, nơi bạn có thể nghỉ ngơi, ăn uống.



Đây là một công trình ấn tượng được xây từ bùn và gỗ, ngay tại cổng vào của một hang đá tự nhiên trên vách núi cao, nhìn xuống đồng cỏ xanh bên dưới. Nhìn từ xa, nơi này chẳng khác nào một cái tổ ong khổng lồ.
Sở dĩ tu viện được lựa chọn xây dựng tại địa điểm khuất và hẻo lánh như vậy là vì những nhà sư thời xa xưa muốn tìm một chốn trú ngụ và thiền định hoàn toàn yên tĩnh.

Vẻ đẹp của tu viện cổ xưa trên vách núi không chỉ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử mà còn thể hiện sức sáng tạo cũng như kỹ thuật điêu luyện của người xưa trong việc xây dựng các công trình tôn giáo thiêng liêng.

(còn tiếp)

└(≣) NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI cách đây 9 năm, 11 tháng #14363

TU VIỆN SUMELA - THỔ NHĨ KỲ

Huyền bí tu viện cheo leo vách núi ở Thổ Nhĩ Kỳ .

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, tu viện Sumela là một công trình chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo và kiến trúc của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.


Tu viện nằm cheo leo trên vách núi trong màn sương mờ ảo.

Tu viện Sumela nằm tại Trabzon, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen. Tu viện được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m. Do thời tiết quanh năm ẩm ướt cộng với sương mù thường xuất hiện nên tu viện cổ kính này luôn khoác trên mình vẻ âm u, huyền bí.

Để leo lên tu viện Sumela, du khách có hai sự lựa chọn. Một con đường hiện đại được xây dựng xuyên từ sườn bên kia của ngọn núi sang tu viện. Còn nếu bạn không ngại đi bộ, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm và đồng hành với một con đường xuyên rừng, leo lên sườn dốc để lên tu viện.

Lên một chiếc cầu thang chênh vênh bên sườn núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống dẫn nước được đặt trên những mái vòm nối tiếp nhau phía tay trái. Đây chính là nguồn nước duy nhất của những người sống trong tu viện. Ngày nay, các mái vòm đã được phục dựng khá hoàn thiện.




Leo hết cầu thang, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh những dãy nhà nguyện cổ kính chen nhau dưới mái vòm hang động. Tu viện Sumela có tổng cộng 72 căn phòng, bao gồm nhà thờ đá, các nhà nguyện, bếp, phòng học, phòng tiếp khách và một thư viện lớn. Phần trung tâm của tu viện được đào sâu vào lòng núi và có thêm phần hậu cung xây bằng gạch. Các bức tường gạch và đá đều mang trên mình những bức tranh tường mang chủ đề tôn giáo.

Truyện kể rằng Thánh Luke, một tông đồ của Chúa Jesus đã tạc một bức tượng gỗ màu đen Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Sau khi ông qua đời, thánh vật này được chuyển đến Athens, Hy Lạp. Tương truyền, các thiên thần đã mang bức tượng đến một hang đá cất giấu để đến năm 386, hai tu sĩ người Athens là Barnabas và Sophronius đã phát hiện ra nó. Họ đã xây dựng nên tu viện Sumela ngay tại hang đá này. Từ Sumela bắt nguồn từ tên tiếng Hy Lạp của Đức mẹ Đồng trinh - Panaghia.



Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp quanh tu viện.

Tu viện Sumela là một tu viện Chính thống giáo Hy Lạp, một nhánh của Kitô giáo. Các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của xây dựng tu viện này. Khi vương triều này sụp đổ và bị thay thế bởi đế chế Ottoman của người Hồi giáo, tu viện Sumela vẫn được duy trì. Cả người theo Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều tin rằng, phép màu của Đức Mẹ Maria sẽ mang đến sức khỏe dồi dào cho những người hành hương.

Đầu thế kỷ 20, cùng với sự thành lập của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, người Hy Lạp buộc phải rời khỏi Sumela và tu viện chính thức bị bỏ hoang từ năm 1923. Các tu sĩ đã chuyển các báu vật sang Hy Lạp, và nhiều công trình bằng gỗ đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 1930. Ngày nay, tu viện Sumela đã được phục dựng và trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.


Hình ảnh tu viện trên một tấm bưu thiếp gửi năm 1903.


Tu viện Sumela là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trên thế giới.


TT(St)
26.12.14

└(≣) NHỮNG TU VIỆN CHEO LEO TRÊN VÁCH NÚI cách đây 9 năm, 9 tháng #14991

  • Thanha
  • không trực tuyến
Huyền Không - chùa treo ở núi Hằng Sơn

Chùa Huyền Không nằm cheo leo vách đá ở núi Hằng Sơn, cách tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 5km về phía Nam.



Chùa Huyền Không nhìn từ xa


Hằng Sơn (hay còn gọi là Núi Bắc) là một trong năm núi thánh ở Trung Quốc. Chùa Huyền Không ở chân núi Hằng Sơn, cách thành phố Đại Đồng 80km. Theo lịch sử núi Hằng Sơn, chùa Huyền Không được xây dựng vào cuối triều Bắc Ngụy (khoảng thế kỷ VI) bởi sư Liao Ran và có niên đại hơn 1.400 năm. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Huyền Không trở thành một công trình kiến trúc quy mô lớn, nằm trên cao hiếm hoi của Trung Quốc.

Tất cả tòa nhà trong chùa đều đứng dựa thẳng vào vách đá, và đỉnh vách đá dường như quay ngược xuống. Nhìn từ dưới lên, toàn bộ ngôi chùa trông như chỉ dính vào vách đá. Từ phía Nam núi Hằng Sơn, ngôi chùa nằm dưới những khe núi dốc và các vách đá cheo leo, với những bức tường màu đỏ và lớp ngói màu xám.



Toàn cảnh chùa Huyền Không


Nằm rải rác và trải rộng vào không gian, chùa trông như một chú chim phượng hoàng nhỏ đang sải cánh bay. Các tòa nhà được bố trí dàn trải theo một đường từ Nam đến Bắc, và được nâng cao dần lên như tạo hình một con rồng đang nằm trên vách đá. Hơn bốn mươi sảnh đường, phòng và gian thờ được chia thành ba nhóm. Bước qua cửa chùa, bạn có thể chiêm ngưỡng một tòa nhà hai tầng.

Hai tòa tháp cao đứng đối diện nhau trong sảnh đường. Hai bên cửa chùa là hai tháp chuông và trống vuông vức. Tòa nhà chính Sanguan dành riêng cho hiến tế trong đạo Lão. Những bức tượng trong hội trường rất sống động, khuôn mặt không tô vẽ, lông mày đen và quần áo đung đưa. Sảnh đường chính Sansheng lưu giữ thánh vật là bức tượng Phật ngồi, các môn đệ đứng phục tùng ở hai bên.



Tượng Phật ngồi cùng với các môn đệ đứng phục tùng hai bên


Tổ hợp công trình cuối cùng chủ yếu là sảnh đường Sanjiao cao nhất trong chùa, với đầu hồi có ba mái hiên và mái hình tháp chín nóc. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa tôn giáo và văn hóa của xã hội phong kiến Trung Quốc. Tượng Thích Ca Mâu Ni đứng giữa, Lão Tử ở bên phải và Khổng Tử ở bên trái - những người sáng lập Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo với các biểu cảm khác nhau. Biểu trưng cho ẩn ý sâu kín hiện diện trong những học thuyết khác nhau của cả ba nhà sáng lập, kỹ thuật điêu khắc tượng thực sự tinh tế và được đánh giá là đỉnh cao của sự hoàn hảo.



Các cọc gỗ chống đỡ tòa nhà


Chùa Huyền Không được thiết kế khéo léo và xây dựng đầy táo bạo. Phương pháp xây dựng là đục một lỗ ngang vách đá, sau đó đặt một cây xà ngang xuyên qua, cuối cùng đặt ván và cột trên xà ngang để tạo nên các loại khung và mái nhà khác nhau. Nhiều lan can được thiết lập xung quanh tất cả các tòa nhà bên ngoài vách đá. Từ đỉnh núi, du khách có thể nhìn thấy một số cọc gỗ lơ lửng lộ ra để bảo vệ các tòa nhà. Có một sườn dốc nằm bên trong ngôi chùa và những con đường lát ván gỗ quanh co được xây dựng dọc theo bề mặt vách đá. Khung xà ngang lên xuống rất hài hòa, lan can được kết nối với nhau theo mật độ thích hợp để tạo thành một khối thống nhất. Nhìn từ chân thung lũng, ngôi chùa như một cầu vồng.


TC (st) 16.2.15
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org