Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
16 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Cái Sắn Miền Đất của Ký Ức cách đây 7 năm, 11 tháng #19351


Đầu Kênh C: Hình thu lượm trên Internet

Cái Sắn Miền Đất của Ký Ức

Bạn Marguerite, quê ở miền Tây Nam bộ tiếp tục "khảo" về những tên gọi, những địa danh của miền Tây, lần này là những địa danh có chữ "Cái". Phải nói ngay đã từ lâu tôi cũng rất chú ý đến điều này, có rất nhiều nơi ở miền đồng bằng sông Cửu Long có tên gọi bắt nguồn từ chữ Cái, để chỉ một vùng đất, chợ, sông, kênh rạch... Chẳng hạn Cái Bát, Cái Cạy (sông), Cái Bè (tên đất, chợ, sông), Cái Lớn, Cái Bé (sông), Cái Bèo (chợ trên kênh), Cái Cót (sông), Cái Khế (tên chợ), Cái Mơn (tên đất), Cái Răng (tên đất, chợ, sông, kênh đào), Cái Sắn (tên đất), Cái Vồn (rạch), Cái Tàu (sông)..., và còn rất nhiều nữa, theo thống kê có cả trên một trăm sáu mươi (160) địa danh bắt đầu bằng chữ Cái như thế..., và theo như sách Địa Danh Học Việt Nam của PGS.TS. Lê Trung Hoa, một số lớn (khoảng 150) là để chỉ sông, nhánh sông, kênh, rạch...

Miền Tây Nam bộ là một vùng sông nước mênh mông, trên sông, rạch có rất nhiều tôm cá, rau, củ sinh sống, sinh sôi... nói chung là các loại thực phẩm nuôi sống con người, cho nên những cư dân Việt xưa kia đến vùng đất này đầu tiên là gắn bó với sông nước. Những tên gọi có lẽ được đặt cho sông, rạch trước, sau đó mới hình thành khu dân cư, tên sông, rạch, chuyển thành tên đất, tên chợ...

Trước hết thử tìm hiểu nghĩa của từ "Cái". Theo học giả An Chi viết trong Chuyện Đông Chuyện Tây, trong tiếng Việt chữ cái có sáu nghĩa, tôi chỉ viết lại ý chính:

1/ Cái là danh từ chỉ cá thể như trong: cái gì? cái bàn, cái ghế... là một từ Việt gốc Hán mà bây giờ đọc là cá.
2/ Cái, danh từ, còn tồn tại trong từ tổ cái ghẻ, nghĩa là con ghẻ, một loài động vật chân đốt, rất nhỏ, sống ký sinh trên da... là một từ gốc Hán Việt âm thông dụng hiện đại là giới (Bộ Nạch), nhưng âm chính thống vẫn là cái.
3/ Cái, danh từ, là phần "đặc" trong món ăn có nước, "khôn ăn cái, dại ăn nước", là từ Hán Việt âm thông dụng cũng là giới (Bộ Nhân).
4/ Cái, danh từ cổ, có nghĩa là mẹ, "con dại cái mang".
5/ Cái, tính từ, đồng nghĩa với từ "mái" (gà mái), trái nghĩa với "đực", trong "đực - cái".
6/ Cái, tính từ, có nghĩa là to, lớn, chính, sông cái (sông con), cột cái... Là từ Hán Việt, cũng được ghi bằng chữ giới (Bộ Nhân) như ở mục 3.

Trong sáu nghĩa thông dụng bên trên trong tiếng Việt, thì may ra từ Cái được dùng trong những địa danh (nhất là tên sông, rạch) ở miền Tây Nam bộ là ở nghĩa thứ 6, có ý nghĩa là to, lớn, chính. Sông Cái có thể là sông lớn, sông chính, nhưng tại sao lại có những tên chỉ sông như Cái Lớn, Cái Bé (Cái Lớn tạm chấp nhận, nhưng còn Cái Bé?, đã lớn lại còn bé?). Thật là rối... Tôi thử lục lọi trong vài quyển sách có trong tay, may ra thấy chút manh mối nào chăng?

Trong những sách xưa về Địa chí như Gia Định Thành Thông Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí, chỉ thấy vài chi tiết có liên quan, chẳng hạn (sông) Cái Lớn là Đại Giang, Cái Bé là Tiểu Giang (2 con sông này ở Kiên Giang), Cái Thia (cửa sông, vàm) là Thi Giang, (sông) Cái Mít là Ba La Giang. Như vậy, chữ "Cái" ở đây có nghĩa tương đương như chữ "Giang", nghĩa là "Sông". Sách xưa về địa chí như 2 quyển trên chỉ viết về sự việc chứ không giải thích từ nguyên.

Nhà văn Sơn Nam, một nhà Nam bộ học, trong sách khảo cứu về vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhận xét, đại khái, mấy con rạch từ sông cái chảy vào ruộng thường mang chữ Cái đứng đầu, như Cái Sắn, Cái Bè, Cái Thia, Cái Mơn... Đồng bào miền Nam phát âm không rõ là Cái hay Cải, phải chăng Cái là Kẻ, như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt... Có lẽ nhà văn Sơn Nam đặt nghi vấn như thế, bởi cư dân Nam bộ ngày xưa là những người có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung. Tuy nhiên từ Kẻ chỉ địa danh ở miền Bắc như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt, Kẻ Mơ, Kẻ Láng... là để chỉ một vùng đất, tên đất, chứ không phải như ở miền Nam thường là để chỉ sông, rạch...

Còn từ Cái hiện nay còn thấy ở miền Bắc và miền Trung? Trong 2 quyển sách có cùng tựa "Sổ Tay Địa Danh Việt Nam" của Đinh Xuân Vịnh (NXB Đại học QG Hà Nội-2002), và Nguyễn Dược-Trung Hải (NXB Giáo Dục-2003). Ở miền Bắc, chữ Cái chỉ địa danh tìm thấy trong Sông Cái (sông Hồng), Cái Bàn, Cái Bầu, Cái Búa, Cái Lim... những địa danh có từ Cái này chỉ đảo ngoài biển, hoặc như Cái Lân, Cái Rồng, chỉ vịnh biển, cảng... Còn ở miền Trung hay đặt chữ Cái trong tên sông, như Sông Cái ở Bình Định đổ ra vịnh Quy Nhơn. Sông Cái ở Ninh Hòa, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Sông Cái, phụ lưu của sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. Sông Cái ở Phú Yên chảy ra vũng Xuân Đài phía Nam Sông Cầu. Sông Cái ở tỉnh Ninh Thuận, và tỉnh Bình Thuận...

Như vậy địa danh có chữ Cái có trong tên sông có nhiều ở miền Trung, nhưng chữ Cái ở đây có lẽ được dùng với ý nghĩa thứ 6 trong bảng giải thích của An Chi bên trên, là một tính từ, có nghĩa là to, lớn, hoặc là chính, cũng có thể với ý nghĩa thứ 4, là Mẹ, sông Mẹ, nhưng có lẽ chữ Mẹ ở đây cũng đồng với nghĩa là Chính... Chữ Cái trong tên sông ở miền Trung không thể dứng một mình, luôn phải có chữ Sông đằng trước "Sông Cái", mới đầy đủ ý nghĩa. Trong khi từ Cái trong địa danh chỉ tên sông, rạch, nhánh sông ở miền Nam trong sách vở , hoặc khi nói, không cần chữ Sông đứng trước, chẳng hạn như Cái Tắc, Cái Lớn, Cái Bé, Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ...

Chữ Cái có thể là từ chữ Khmer mà ra không? Ở vào thế kỷ thứ 19, nhà bác học Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu các tên gọi Khmer và Việt Nam, trong đó có một số từ có chữ Cái tương đương với chữ Prêk nghĩa là con rạch trong tiếng Khmer, Chẳng hạn: Cái Cát = Prêk Ksach (Rạch Cát). Cái Cối = Prêk Thbal (Rạch Cối Xay). Cái Chanh = Prêk Kroc (Rạch Chanh). Cái Muối = Prêk Ambil (Rạch Muối). Cái Trầu = Prêk Mlu (Rạch Trầu)... Về ý nghĩa những từ trên giữa tiếng Việt và tiếng Khmer là tương đương, tuy nhiên về phát âm thì giữa chữ Cái và Prêk không có nét nào tương đồng...

Trên một vài trang mạng, cũng thấy có người nói chữ "Cái" trong tên sông ở miền Nam là từ cổ của Phù Nam, có nghĩa là sông, rạch, một vương quốc xưa đất đai bao trùm cả miền Nam, đã bị Chân Lạp thôn tính. Không rõ ra sao?. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, vương quốc Phù Nam chỉ tồn tại đến thế kỷ thứ 6 thì bị người Khmer (Chân Lạp) xóa sổ, Cư dân Việt chỉ có mặt tại miền Nam sớm nhất khoảng thể kỷ 16, khi các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam. Nếu từ Cái là từ cổ của người Phù Nam thì không thể "truyền" trực tiếp sang người Việt, mà phải "chuyển tiếp" từ người Khmer, mà trong ngôn ngữ của người Khmer Nam bộ hoàn toàn không có âm "Cái", hay âm nào na ná có ý nghĩa như thế....


Trong tên Cái Bát, Cái Cạy (Tây Ninh), Bát có nghĩa là "bên mặt, bên phải", Cạy có nghĩa là "bên trái". Cái Bát, Cái Cạy có nghĩa "con rạch ở phía bên phải, bên trái". Tên Cái Lớn, Cái Bé ở Kiên Giang cũng có ý nghĩa như thế, sông lớn và sông bé. Những tên sông rạch khác như Cái Tắc (thực ra là Tắt, một đoạn sông ngắn đi tắt), hoặc Cái Chanh (rạch Chanh), Cái Muối (rạch muối). Chữ Cái đều có nghĩa là sông, rạch.

Trong quyển sách Địa Danh Học Việt Nam của PGS. TS. Lê Trung Hoa (NXB KH-XH, 2011) khi bàn về chữ Cái trong địa danh Nam bộ có nói: Cái là danh từ có nghĩa là sông, rạch, không thể phát xuất từ tiếng Khmer hay tiếng Hán, vì trong hai ngôn ngữ này không có từ hay từ tổ nào có âm na ná mà có nghĩa là sông rạch.. Có lẽ đây là một từ Việt cổ mà đến thế kỷ thứ 19 đã không còn khả năng dùng độc lập, chỉ còn xuất hiện trong từ ghép hoặc từ tổ và trở thành địa danh: Cái Bát, Cái Tắt... Với Cách hiểu Cái là nhánh sông hay con rạch, có thể giải thích được hơn 90 phần trăm số địa danh mang thành tố chung Cái ở Nam bộ.

Một ghi chú khác trong sách này cũng có viết giữa Cái (Cái Bầu, Cái Bàn... tên đảo ở miền Bắc), và Kẻ, Cái (chỉ sông, rạch ở miền Nam), chưa rõ có quan hệ nguồn gốc gì không?

Riêng tôi sau khi xem xét một số sách vở có liên quan, tôi cũng đồng ý về ý nghĩa, chữ Cái trong những tên gọi chỉ sông, rạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, như Cái Tắc, Cái Lớn, Cái Bé, Cái Chanh... có nghĩa là sông, rạch. Như chúng ta đã biết cư dân Nam bộ đầu tiên, là những di dân từ miền Bắc và miền Trung vào, và những tên gọi, những địa danh lần hồi do họ đặt, trong những tên có chữ Cái, có lẽ ít nhiều cũng có một sự liên hệ nào đó, ít nhất với những từ Cái chỉ địa danh (trong tên đảo, vũng biển) ở miền Bắc, hay từ Cái (trong tên sông) ở miền Trung...

Còn về từ Vàm, trong những tên gọi Vàm Cống, Vàm Láng... Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải thích Vàm là miệng sông rạch, chỗ vào sông rạch, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, bản in năm 1997, giải nghĩa Vàm: Ngã ba sông rạch, nơi rạch chảy ra sông hoặc sông con chảy ra sông lớn.

Sưu Tầm

NĐC 10/11/2016
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.27 giây
   
© maitruongxuath.org