Chào Khách quý
|
Cười thoải mái, cười vô tư...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
DÀNH CHO NGÀY 8/3 cách đây 12 năm, 9 tháng #434
|
Trước hết,xin chúc các chị em Mùng 8 tháng 3 Chúc chị em ta Tay ôm nhiều hoa Giỏ đựng đầy quà Khỏi lo việc nhà Được đi chơi xa Ăn uống thả ga Tiền không phải trả Nói năng rôm rả Cười tươi như hoa Mùng 8 tháng 3 Chúc chị em ta Áo quần thướt tha Da phấn, mặt hoa Đẹp như bức họa Mở điện thoại ra Ngập lời tụng ca… Tối đến về nhà Được chồng mát-xa Thật là Ô… lá… la Ước mơ của đàn ông trong dịp 8/3 như thế nào? Mỗi năm mồng 8 tháng 3 Thì anh lại ước em là… đàn ông. Để anh không phải làm chồng Để anh không phải lên gồng mua hoa Để anh không phải quét nhà Buổi chiều anh được la cà bia hơi Mỗi năm mồng 8 tháng 3 Thì anh lại ước như là đang “son” Ngoài kia đầy những… gái “ngon” Mà sao anh phải đứng mòn ở đây Tựa như ngồi ngắm cỗ đầy Miệng dán băng dính mặt ngây ra thèm Mỗi năm mồng 8 tháng 3 Thì anh lại ước em là đôi mươi Mặt hoa, da phấn, môi cười Xương mai, mình hạc dáng người thon thon Giờ em béo trục béo tròn Anh tụt cảm xúc chẳng còn tuôn thơ Mỗi năm mồng 8 tháng 3 Thì anh lại ước em chưa lấy chồng Một thời đáy thắt lưng ong Làm cho bao chú nhớ mong âm thầm Nhớ ngày em bỗng… “hâm hâm” Tự nhiên ngẫu hứng… cầm nhầm tay anh Năm nay mồng 8 tháng 3 Bỗng dưng anh nghĩ rất là băn khoăn Nghĩ rồi cũng chút ăn năn Dẫu sao mình cũng là thằng đàn ông Ngồi “ước” thế quá đáng không? Lấy mình vợ mới ra nông nỗi này …Thôi thì đành để tối nay Khều chân… đền vợ những ngày “vô ơn”. Một số ông đang đấu tranh cho Ngày Đàn ông: Liên hiệp quốc chấp thuận ngày đàn ông VN là ngày 27-7 hàng năm. Sở dĩ họ chọn ngày đàn ông VN trùng với ngày thương binh Ủy ban đấu tranh vì quyền lợi đàn ông VN vừa làm đơn đề nghị liệt sỹ là bởi lý do sau (xin trích đơn): “…Chúng tôi nhận thấy rằng ở VN bây giờ du nhập thêm quá nhiều ngày lễ của phương tây, cộng thêm những ngày lễ vốn có của VN nên đàn ông chúng tôi phải è cổ đi “cày”, đau đầu suy tính quanh năm để tặng quà cho chị em phụ nữ. Xin liệt kê ra đây những lần (phải) tặng quà trong năm của chúng tôi: Tháng 1 – Tết Tây Tháng 2 – Tết Nguyên Đán, Valentine (14-2) Tháng 3 – Quốc tế phụ nữ (8-3) Tháng 4 – Tết độc lập (30-4) Tháng 5 – Quốc tế lao động (1-5) Tháng 6 – Quốc tế thiếu nhi (1-6), Gia đình VN (28-6) Tháng 7 – Lạy chúa, tháng này chưa có ngày lễ nào Tháng 8 - CMT8 (19-8); Lễ Vu Lan Tháng 9 – Quốc Khánh; Tết Trung Thu Tháng 10 – Phụ nữ VN (20-10), Halloween (31-10) Tháng 11 – Nhà giáo VN (20-11) Tháng 12 – Noel, Tất Niên Với tần suất dày đặc như vậy, chưa kể ngày cưới, sinh nhật, ngày quen nhau, ngày tỏ tình, ngày hôn nhau, ngày “này nọ”… và vô số những ngày chị em nghĩ ra nữa thì đàn ông VN chúng tôi không thành “liệt sỹ” thì cũng là “thương binh hạng nặng”, vậy nhân dịp tháng 7 có ngày thương binh liệt sỹ 27-7, chúng tôi muốn nhận ngày này làm ngày Đàn ông VN, mong 1 ngày duy nhất trong năm được vợ hoặc bạn gái tặng quà cho đỡ tủi…”. Có một ông rất nhớ vợ khi đi xa, không có nhà ngày 8/3: Ông lao vào quán ăn như cơn lốc. Vừa ngồi xuống ghế, không kịp cởi chiếc áo khoác phủ đầy bụi đường xa, ông ta đã gọi thảng thốt: "Bồi bàn đâu?" - Thưa có tôi! Ông ta trố mắt nhìn anh phục vụ đang đứng trước mặt và hét lớn: - Một tô cơm vừa khê, vừa nhão, vừa khét! - Thưa… Ông ta gạt ngang: - Chả cần phải thưa với thốt gì ở đây. Này, thêm nữa nhá, một tô canh bầu vừa mặn, vừa chua, vừa ngọt! - Ồ! Ông ta nói luôn: - Ồ với ạ gì nữa, nhớ cho thêm món cá rô chiên khét lẹt nhá! - Thưa ông, ông còn gọi gì nữa không ạ? Không trả lời vào câu hỏi, người đàn ông lại hét lớn: - Nhanh lên nhá, cực nhanh thì tôi sẽ “bo” hậu hĩnh! Chỉ mười lăm phút sau, tất cả thức ăn quái đản này được bày biện trên bàn. Người phục vụ bàn rụt rè: - Thưa ông, ông cần thêm gì nữa không? Nhìn thức ăn trên bàn, người đàn ông bấy giờ mới dịu giọng: - À, phải thêm thế này nữa chứ! Trong lúc tôi ăn, anh làm ơn đứng chống nạnh, thỉnh thoảng… mắng tôi vài câu, chì chiết tôi vài lời đại loại như: “Đấy! Cơm nhà ngon thế này mà lúc nào ông cũng đòi phở là sao?”, “Ông đi đâu giờ này mới về? Ông có biết khuya rồi không?”, “Cứ nhìn thấy ông là tôi ngao ngán quá rồi!”, “Ông có tôi là sướng như tiên đấy"... Thế là, người bồi bàn làm theo tắp lự và ngạc nhiên chưa, người đàn ông lại ngồi ăn rất ngon lành. Đợi khách ăn xong, anh ta mới hỏi: - Thưa ông, đã hai mươi năm phục vụ tại nhà hàng, thú thật tôi chưa thấy ai lập dị như ông? Tại sao như thế, ông có thể tiết lộ bí mật được không ạ? Bỗng người khách bật khóc nức nở: - Suốt một tháng trời đi công tác, tôi được lên xe xuống ngựa, được thiên hạ hầu hạ cơm bưng nước rót, được phục vụ chu đáo nên tôi nhớ vợ quá! Nhưng , đó chỉ đùa cho vui thôi, dù sao vợ vẫn là số 1: Chúng ta phải biết nịnh vợ Ai yêu thương vợ bằng mình yêu Vợ mắng, mong vợ mắng càng nhiều Nghe vợ mắng nhiều mình chợt hiểu: “So với mọi người, ông bao nhiêu?”. Khắc khẩu, ngồi gần kiếm chuyện gây Đi xa, buồn nhớ tính từng ngày Về nhà mệt mỏi người bực bội Hỏi han, khéo xảy chuyện không hay. Mình sống vô tư đến hôm nay Vợ phải lo toan tính mỗi ngày Con cái trưởng thành công lớn vợ “Cánh sinh tự lực” nhờ vả ai? Đêm nằm bên vợ ngủ thật say Đêm ngủ không vợ thao thức hoài Mong cứ hằng đêm vợ chăm sóc Mình ngủ bình yên trọn giấc dài. ( Theo TTC ) Và thương vợ: Thân thương hai tiếng "Vợ mình", Trăm năm bao nghĩa, bao tình, AI ơi ! Vợ là bạn đấy: Bạn đời, Cùng nhau xây đắp cơ ngơi cửa nhà. Ngày ngày vợ là quản gia, Đi chơi đi hội vợ là ... tình nhân Khi nào lỡ bước sa chân, Vợ như là ... mẹ, ân cần sớm hôm ! Khi nào ốm yếu gầy còm, Vợ là bác sĩ chăm nom hết lòng Khi nào vất vả long đong, Vợ như bà chị .... lau dòng lệ em. Khi nào trong dạ đói mèm, Vợ là em gái ... dịu hiền cơm canh Khi nào đeo xơ quấn manh, Vợ là người thợ vá lành áo khăn. Trăm năm chiến đấu nhọc nhằn, Vợ là đồng đội cùng ăn cùng làm. Khi nào gây gỗ vợ can, Vợ là nhân tố trong ban giải hòa. Mai sau trăng mật có già, THÌ AI ƠI VỢ VẪN LÀ ...... TRĂNG NON TH góp nhặt 8/3/2012 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây