LỊCH SỬ TRƯỜNG PTTH TÂN HIỆP- KIÊN GIANG
Niên khóa (1975-1976)
Phân thành 3 ban:
Ban AB : ban Văn;
Ban C : ban Toán;
Ban D : ban Hoá-Sinh.
Học sinh chia thành 6 lớp:
Khối 10 : 3 lớp
Khối 11 : 2 lớp
Khối 12: 1 lớp
Số lượng giáo viên tính theo lớp đạt 2,5 giáo viên / 1lớp. Ban giám hiệu có sự thay đổi, ông Phạm Như Canh tháng 10 năm 1976 chuyển về Bắc.
Ông Trịnh Xuân Quế (Thanh Hóa) về thay quyền Hiệu trưởng.
Hiệu phó: Ông Nguyễn Chấn (Quảng Bình) và bà Trương Muối (Đồng Tháp).
Niên Khóa (1976- 1977)
Đây là năm học thứ 2 của trường PTTH Tân Hiệp số lượng đã tăng lên 9 lớp.
Khối 10: 4 lớp
Khối 11: 3 lớp
Khối 12 : 2 lớp
Tổ chức nhà trường về chuyên môn; các tổ chức đoàn thể quần chúng; các hoạt động xã hội và hành chính văn phòng được sắp xếp bố trí đủ số lượng.
Hội đồng nhà trường chia làm 3 tổ chuyên môn:
1- Tổ tự nhiên
2- Tổ xã hội
3- Tổ hành chính- văn phòng.
Ban giám hiệu có sự thay đổi. Tháng 9- 1977 Ông Trịnh Xuân Quế chuyển về Thanh Hóa. Hiệu trưởng ông Nguyễn Văn Thiềm (Thái Bình), Hiệu phó ông Nguyễn Chấn và bà Trương Muối.
Niên Khóa (1977 - 1978)
Nhà trường có bước phát triển lớn, vững chắc cả về số lượng và chất lượng. Trường được tiếp nhận học sinh trên địa bàn trải dài từ xã Thạnh Quới về Tân Hiệp, nên số lượng khá đông, gồm 12 lớp:
Khối 10 6 lớp
Khối 11 3 lớp
Khối 12 3 lớp
Đây là năm học thứ 3. Lực lượng giáo viên được chi viện từ nhiều nguồn đào tạo như: Đại học sư phạm Hà Nội, đại học sư phạm Vinh, đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, và đại học Cần Thơ.
Được tăng cường về số lượng, nên cũng có sự thay đổi về chất lượng. Phong trào thi đua 2 tốt được đẩy mạnh, phát triển đi vào nề nếp, ổn định. Nhà trường đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến” cấp Tỉnh.
Niên Khóa (1978 - 1979)
Nhà trường đã có 1 bước phát triển tăng tiến khá nhanh về nhiều mặt, bấy giờ là trường lớn nhất Tỉnh Kiên Giang, vượt lên trên cả trường Nguyễn Trung Trực và Châu Thành.
Trường gồm 17 lớp:
Khối 10 9 lớp
Khối 11 5 lớp
Khối 12 3 lớp
Ban giám hiệu nhà trường có sự thay đổi. Tháng 7- 1979 Bà Trương Muối về Đồng Tháp, ông Trần Hòa Bình ( Thị trấn Tân Hiệp) thay thế.
Hiệu trưởng ông Nguyễn Văn Thiềm
Hiệu phó ông Nguyễn Chấn và ông Trần Hòa Bình.
- Đầu năm 1981 ông Trần Hòa Bình chuyển về Tỉnh An Giang, ông Lê Văn Ngữ ( Tỉnh Nghệ An) thay thế.
- Cuối năm học 1981 ông Nguyễn Chấn chuyển về Huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Nghĩa Lực quê ở Tỉnh Nghệ An thay thế.
- Tháng 7- 1983 ông Nguyễn Nghĩa Lực được chuyển về Nghệ An, ông Trần Anh Kiệt quê ở thành phố Hồ Chí Minh thay thế.
- Thời gian 2 năm học 1983- 1984 Ban giám hiệu gồm:
+ Hiệu trưởng ông Nguyễn Văn Thiềm
+ Hiệu phó ông Lê Văn Ngữ và ông Trần Anh Kiệt
Sau hơn 10 năm thành lập trường, buổi sơ khai chỉ có 2 lớp với số lượng học sinh khoảng xấp xỉ 80 em, đến tháng 10- 1984 tổng số lớp đã tăng lên con số 22
Khối 10 11 lớp
Khối 11 6 lớp
Khối 12 4 lớp
Trường Phổ thông Trung học Tân Hiệp đã vinh dự nhiều năm đạt danh hiệu là “Trường tiên tiến” tạo đà và làm cơ sở cho các năm tiếp theo có được các thầy giáo, cô giáo “Dạy giỏi” và nhiều học sinh giỏi của tỉnh Kiên Giang.
Phải tự hào về chất lượng văn hóa trong 3 năm học liền (1979-1980, 1980-1981 và 1981-1982) tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học dẫn đầu toàn Tỉnh, riêng năm 1980- 1981 đạt tỉ lệ xấp xỉ 100%.
Nhìn lại thập niên 80, tuy chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi của lịch sử. Nhưng tập thể thầy và trò trường PTTH Tân Hiệp đã trải qua những biến động, khó khăn khó quên tác động trực tiếp đến các hoạt động của nhà trường như: Các chiến dịch đi LĐSX gặt lúa cho Nông trường, đắp đê ngăn lũ, đào mương, đắp bờ vùng bờ thửa cấy lúa đông Xuân; trận “Đại hồng thủy” năm 1978, chiến tranh biên giới (1977- 1979); nạn thiếu lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm .... Tình trạng không ít học sinh thiếu ăn, nhịn đói phải đi bộ hàng chục cây số từ nhà tới trường, tuy khổ cực nhưng không bỏ học. Tình cảm gắn bó thương yêu nhau như anh em một nhà. Tất cả đều “Kính thầy, mến bạn” rất hiếm có học sinh bị thầy cô quở phạt. HS nào cũng là “Con hiếu, trò ngoan”.
Hình ảnh các thầy giáo, cô giáo vượt lên những cam go trong cuộc sống; phải chia nhau từng ô nhà để ở, từng mét vông đất để tăng gia sản xuất, nuôi heo, nuôi cá, nuôi gà, nuôi vịt, trồng rau, kiếm củi, câu cá v.v... để cải thiện sinh hoạt, nhưng vẫn yêu nghề, và tất cả “Vì học sinh thân yêu” vẫn là “Tấm gương sáng để học sinh noi theo”.
Theo Tài Liệu Của Trường